Báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng phản ánh tình hình tài chính nói chung của doanh nghiệp, từ đó giúp chủ DN có thể xây dựng các phương án kinh doanh phù hợp, kịp thời, giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về hoạt động của DN,…
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các loại BCTC trong DN, hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
1. Khái niệm
– Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán nhằm cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh cũng như luồng tiền của DN cho những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
2. Ý nghĩa
– BCTC phản ánh một cách toàn diện về tình hình tài sản, Nợ phải trả, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.
– Cung cấp các thông tin tài chính để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động, là cơ sở để giám sát tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng huy động vốn của DN
– Là căn cứ để phân tích và phát hiện các khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, về việc đầu tư của chủ sở hữu và các nhà đầu tư
– Là căn cứ để xây dựng những kế hoạch kinh tế – tài chính cũng như các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hệ thống BCTC của DN bao gồm: Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ
BCTC hàng năm được lập theo năm dương lịch hoặc 12 tháng kể từ khi thông báo cho cơ quan thuế. Doanh nghiệp được phép thay đổi kỳ kế toán năm nhưng phải lập riêng báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa hai kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới. BCTC năm bao gồm:
Ø Bảng cân đối kế toán
– Cung cấp thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo
– Gồm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn
– Tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có cuối kỳ
– Nguồn vốn: phản ánh giá trị các nguồn hình thành tài sản tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.
Ø Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Thể hiện các khoản thu nhập và chi phí của doanh nghiệp; kết quả kinh doanh lãi lỗ của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể
Ø Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Thể hiện các luồng tiền vào và luồng tiền ra của DN trong kỳ báo cáo
– Bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư, Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.
Ø Bản thuyết minh báo cáo tài chính
– Là bản đính kèm Báo cáo tài chính của DN, phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác
Lưu ý: Cuối năm tài chính, ngoài BCTC năm thì doanh nghiệp còn phải nộp Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu 05/QTT-TNCN và Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN.
Là BCTC được lập cuối mỗi quý và BCTC bán niên. DN nhà nước và công ty niêm yết bắt buộc phải lập BCTC giữa niên độ, các loại hình DN khác được khuyến khích nhưng không bắt buộc lập BCTC giữa niên độ.
Ø BCTC giữa niên độ bao gồm:
– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính
bctc – ban ca
|
4 loại báo cáo tài chính | Mẫu báo cáo tài chính | Bctc la gì |
BCTCNN | Tra cứu báo cáo tài chính | Tổng kế toán Kho BẠC NHÀ nước | Cách gửi báo cáo tài chính cho Kho bạc |
Bài liên quan
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp
Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?
[Mới] Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính 2023 chi tiết từ A-Z