Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định mới nhất

05:16 Chiều

-

23/05/2023

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp phải tính thuế giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Việc tính toán thuế cần phải được thực hiện đúng quy định mới nhất của pháp luật để tránh vi phạm và đảm bảo sự thống nhất trong nộp thuế của các doanh nghiệp.

Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định mới nhất

1. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là thuế được áp cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa dịch vụ nghĩa là người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế giá trị gia tăng Tuy nhiên, doanh nghiệp là người tính và nộp thuế của người tiêu dùng cho Nhà nước. Do đó, việc tính và nộp thuế là một nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp.

Đầu tiên, để xác định thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần phải xác định mình thuộc đối tượng kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào. Sau khi xác định đúng đối tượng thì doanh nghiệp mới có thể tính và nộp đúng số thuế.

2. Kỳ nộp thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế giá trị gia tăng phải nộp thì bạn phải xác định kỳ tính thuế của doanh nghiệp:

  • Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng thì hạn nộp thuế giá trị gia tăng phải nộp là ngày 20 của tháng kế tiếp.
  • Đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo quý thì hạn nộp thuế giá trị gia tăng phải nộp là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Hiện nay, có nghị định số 12/2023/NĐ-CP quy định về việc gia hạn thời gian nộp thuế cho các đối tượng doanh nghiệp ở trong các lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu để biết mình có thuộc đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng hay không.

3. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo quy định mới nhất

Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, bao gồm:

  • Phương pháp khấu trừ
  • Phương pháp trực tiếp

Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định mới nhất

3.1. Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Bước 1: Tính tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trong kỳ tính thuế

Dựa trên giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ, doanh nghiệp tính ra số thuế giá trị gia tăng đầu ra theo công thức:

Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Thuế suất thuế giá trị gia tăng : 0%, 5%, 10%. Ngoài ra còn có hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Doanh thu trong kỳ là 1 tỷ đồng. Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10% thì số thuế giá trị gia tăng đầu ra là:

1.000.000.000x 10% = 100.000.000 đồng

Bước 2: Tính tổng số thuế giá trị gia tằn đầu vào trong kỳ tính thuế

Xác định số thuế giá trị gia tăng đầu vào dựa trên các hóa đơn giá trị gia tăng mua vào của doanh nghiệp.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp vừa kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế sẽ cần phải phân bổ để tính thuế giá trị gia tăng đầu vào.

Ví dụ:

Tổng doanh thu trong kỳ là 1 tỷ đồng.

Doanh nghiệp vừa kinh doanh hàng hóa chịu thuế là 700 triệu và không chịu thuế là 300 triệu.

Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào có phần thuế giá trị gia tăng là 100 triệu và sử dụng chung cho cả hoạt động kinh doanh hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế. Vậy với hóa đơn đầu vào này, doanh nghiệp không được tính khấu trừ cả 100 triệu mà số thuế giá trị gia tăng đầu vào doanh nghiệp được khấu trừ là: 100 triệu x 700.000.000 / 1.000.000.000 = 70 triệu.

Bước 3: Tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ

So sánh và tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo công thức sau:

  • Nếu số thuế giá trị gia tăng đầu ra lớn hơn số thuế giá trị gia tăng đầu vào thì doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà nước.
    Số tiền thuế phải nộp = Số thuế giá trị gia tăng đầu ra – Số thuế giá trị gia tăng đầu vào
  • Nếu số thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn số thuế giá trị gia tăng đầu vào thì doanh nghiệp không phải nộp thuế giá trị gia tăng cho nhà nước mà được chuyển sang khấu trừ sang kỳ sau.

Số tiền thuế giá trị gia tăng được khấu trừ chuyển kỳ sau = Số thuế giá trị gia tăng đầu vào – Số thuế giá trị gia tăng đầu ra

>> Siêu ưu đãi! Có ngay phần mềm kế toán với 2.000.000đ

3.2. Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp khấu trừ.

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Tổng doanh thu trong kỳ x tỷ lệ % doanh thu

Tỷ lệ % doanh thu được quy định rõ theo từng ngành nghề cụ thể theo thông tư 219/2013/TT-BTC ở mức: 1%, 2%, 3%,5%.

Ví dụ: Doanh thu trong kỳ là 1 tỷ.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa nên tỷ lệ % doanh thu là 1%

Vậy số thuế giá trị gia tăng phải nộp là : 1.000.000.000 x 1% = 10.000.000 đồng

Đối với phương pháp này, nếu doanh nghiệp phát sinh doanh thu thì sẽ phải nộp thuế chứ không quan tâm đến số thuế giá trị gia tăng đầu vào như phương pháp khấu trừ.

Trên đây là cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định mới nhất. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tính nộp và kê khai thuế giá trị gia tăng.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Những trường hợp nào được hoàn thuế GTGT

Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng?  

Tổng hợp các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4976
post
Đăng nhập
x