Biểu mẫu/Quy định

Đăng ký nhận tin ngay

Biểu mẫu/Quy định

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo quyết định 19

02:58 Chiều

-

30/07/2021

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được hướng dẫn kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC. Ban hành ngày 10/10/2017, áp dụng từ ngày 01/01/2018. Thông tư này thay thế Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư số 185/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Điểm mới trong thông tư 107/2017 về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Điểm mới trong thông tư 107/2017 so với quyết định số 19/2006:

1.    Về chứng từ kế toán

  • Các đơn vị hành chính, sự nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư 107. Không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
  • Ngoài các chứng từ kế toán bắt buộc được quy định tại Thông tư này và các văn bản khác. Đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán.
  • Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không để hư hỏng, mục nát. Séc, Biên lai thu tiền và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.

2.    Về tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ Tài chính quy định gồm 7 loại. Từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản. Loại 0 là các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.

Theo quy định tại Thông tư 107 hệ thống tài khoản thay đổi 10 loại, trong đó:

  • Từ tài khoản loại 1 đến loại 9 được hạch toán kép. (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Dùng để kế toán tài chính phản ánh tình hình: tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
  • Tài khoản loại 0 là tài khoản ngoài bảng. Được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản) dùng để kế toán thu, chi ngân sách nhà nước (gọi tắt là kế toán ngân sách) đối với các đơn vị được ngân sách nhà nước cấp kinh phí, nếu một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán tài chính và đồng thời hạch toán kế toán ngân sách.

Đọc thêm: Tổng hợp tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp

3.    Về sổ kế toán

Thông tư 107 và quyết định 19/2006 đều quy định:

Tất cả các nghiệp vụ tài chính và kinh tế phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán đều bắt buộc phải được ghi chép trong sổ kế toán.

Có những loại sổ sau để ghi chép nghiệp vụ:

  • Sổ Nhật ký:
    Đây là loại sổ ghi lại các phát sinh về nghiệp vụ kinh tế tài chính theo thời gian.
  • Sổ Cái:
    Đây là loại sổ ghi lại phát sinh về nghiệp vụ kinh tế tài chính theo nội dung kinh tế. Những số liệu ghi trên sổ này sẽ phản ánh rõ về tình hình tài sản các đơn vị, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị hành chính, sự nghiệp.
  • Sổ thẻ kế toán chi tiết:
    Đây là sổ ghi lại tình hình tài chính chi tiết nhất của các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Những chi tiết này sổ Cái chưa phản ánh hết.

Thông tư 107/2017/TT-BTC có quy định thêm:

Các đơn vị kế toán phải mở sổ kế toán để theo dõi riêng các nguồn ngân sách sử dụng từ nguồn viên trợ, trợ cấp từ bên ngoài.

4.    Về báo cáo quyết toán

So với Quyết định số 19 kỳ hạn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 107 có sự khác biệt. Cụ thể:

Theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC:

  • Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Những tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm.
  • Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm.
  • Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.

Đối với Thông tư số 107/2017/TT-BTC:

  • Kỳ hạn lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định của Luật Kế toán.
  • Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính sự nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày. Tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
  • Đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước: Đơn vị lập báo cáo theo kỳ kế toán năm. Số liệu lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm là số liệu thu, chi của năm ngân sách. Tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước (ngày 31/1 năm sau) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
  • Báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác: Đơn vị lập báo cáo quyết toán năm. Đơn vị phải lập báo cáo quyết toán khi kết thúc kỳ kế toán năm*. Trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.
  • Thời gian quy định kết thúc kỳ kế toán năm: sau ngày 31/12.

Đọc thêm: Niên độ kế toán là gì? Quy định về niên độ kế toán để nắm rõ hơn về thời điểm lập báo cáo.

Công cụ giúp bạn cập nhật thông tin kế toán

Trên đây là những điểm thay đổi trong thông tư 107 liên quan đến kế toán hành chính sự nghiệp. Việc nắm rõ thay đổi trong quy định giúp hạn chế được rủi ro về pháp luật cho doanh nghiệp. Kế toán là bộ phận thường phải cập nhật các điều chỉnh luật thường xuyên.

Với công cụ hỗ trợ nghiệp vụ kế toán – phần mềm kế toán Kaike. Phần mềm tự động thực hiện các bút toán theo các quy định hiện hành. Sử dụng phần mềm kế toán mang lại hiệu quả cao trong công việc kế toán. Không những thế sử dụng phần mềm kế toán còn giúp giảm thiểu rủi ro trong kế toán.

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free 

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phiên bản Kaike Free

TRẢI NGHIỆM NGAY
https://kaike.vn/wp-content/themes/home
907
post
Đăng nhập
x