Biểu mẫu/Quy định

Đăng ký nhận tin ngay

Biểu mẫu/Quy định

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

01:55 Chiều

-

06/10/2021

Đạo đức nghề nghiệp kế toán yêu cầu mỗi kế toán, kiểm toán viên phải ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích nghề nghiệp và xã hội. Đây là chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì được thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

1. Thông tư 70/2015/TT-BTC

Thông tư 70/2015/TT-BTC ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Thay thế chuẩn mực cũ tại Quyết định 87/2005/QĐ-BTC. Theo đó, chuẩn mực gồm 3 phần như sau:

  • Phần A: Áp dụng cho doanh nghiệp (DN) dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên.
  • Phần B: Áp dụng cho DN dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong DN dịch vụ kế toán, DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.
  • Phần C: Áp dụng cho người có chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên làm việc trong DN.

Tải ngay thông tư 70/2015/TT-BTC tại đây.

2. Các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức kế toán, kiểm toán

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau:

2.1. Tính chính trực

Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh;

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được để bị gắn tên với các báo cáo, tờ khai, thông báo hoặc các thông tin khác mà họ cho rằng các thông tin đó:

  • Có sai sót trọng yếu hoặc gây hiểu nhầm;
  • Được đưa ra một cách thiếu thận trọng; hoặc
  • Bỏ sót hoặc che đậy những thông tin cần thiết mà việc bỏ sót hoặc che đậy đó có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm.

Khi nhận thấy đang bị gắn tên với các thông tin này, họ phải tiến hành các bước cần thiết để chấm dứt việc bị gắn tên với các thông tin đó.

2.2. Tính khách quan

Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích. Hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình;

Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp có thể gặp những tình huống ảnh hưởng tới tính khách quan. Việc xác định và chỉ rõ tất cả các tình huống đó là không khả thi. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không được thực hiện hoạt động chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụ chuyên môn nếu gặp phải một tình huống hoặc một mối quan hệ tạo ra sự thiên vị hoặc ảnh hưởng không hợp lý đến xét đoán chuyên môn của mình liên quan đến dịch vụ đó.

>> Đăng ký ngay công cụ kế toán tốt nhất cho nhà quản trị

2.3. Năng lực chuyên môn

Tất cả kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải:

  • Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở mức cần thiết. Đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng cho khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp;
  • Hành động thận trọng theo các quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp khi cung cấp các hoạt động hoặc dịch vụ chuyên môn.

Để cung cấp dịch vụ chuyên môn đạt chất lượng, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thực hiện các xét đoán hợp lý khi áp dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thực hiện dịch vụ đó. Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua 2 giai đoạn:

  • Đạt được năng lực chuyên môn
  • Duy trì năng lực chuyên môn

2.4. Tính thận trọng

  • Trách nhiệm, hành động phù hợp với các yêu cầu của công việc, cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời.
  • Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng các nhân viên thuộc quyền quản lý về mặt chuyên môn của họ được đào tạo và giám sát thích hợp.
  • Khi thích hợp, kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thông báo cho khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc hoạt động của họ biết về các hạn chế vốn có của các dịch vụ hoặc hoạt động đó.

2.5. Tính bảo mật

  • Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền. Trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý hoặc tổ chức nghề nghiệp. Không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba;
  • Phải duy trì sự bảo mật thông tin ngay cả trong môi trường ngoài công việc. Phải cảnh giác với rủi ro tiết lộ thông tin một cách không cố ý. Đặc biệt đối với các đối tác thân thiết
  • Phải duy trì sự bảo mật thông tin có được từ khách hàng tiềm năng. Hoặc đơn vị nơi họ có khả năng được tuyển dụng trong tương lai.
  • Phải duy trì sự bảo mật thông tin trong nội bộ doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc.

2.6. Tư cách nghề nghiệp

Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải trung thực, thẳng thắn và không được:

  • Cường điệu về các dịch vụ mà họ có thể thực hiện, về trình độ hay kinh nghiệm; hoặc
  • Đưa ra những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín. Hay đưa ra những so sánh không có căn cứ về công việc của các bên khác.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Các bước lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán số 14

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
1526
post
Đăng nhập
x