Mục lục
Công nợ doanh nghiệp là nghĩa vụ phát sinh khi doanh nghiệp sử dụng hàng hóa, dịch vụ của đối tác mà chưa thanh toán hết hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho đối tác mà chưa được nhận đủ số tiền phải thanh toán.
Công nợ doanh nghiệp thường được phân loại thành: công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Công nợ phải thu được phân loại thành công nợ phải thu ngắn hạn và dài hạn. Công nợ phải thu ngắn hạn là các khoản công nợ có thời gian thu hồi không quá 12 tháng. Công nợ phải thu dài hạn là các khoản công nợ có thời gian thu hồi lớn hơn hoặc bằng 12 tháng. Việc phân loại công nợ phải thu để giúp doanh nghiệp quản lý tốt công nợ, có biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công nợ phải trả được phân loại thành công nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn. Công nợ phải trả ngắn hạn là các khoản công nợ có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng. Công nợ phải trả dài hạn là các khoản công nợ có thời hạn thanh toán lớn hơn hoặc bằng 12 tháng. Việc phân loại công nợ phải trả giúp doanh nghiệp chủ động được kế hoạch thanh toán cũng như nguồn tiền để thanh toán cho nhà cung cấp, đảm bảo trả nợ đúng hạn.
Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường thì việc phát sinh công nợ sẽ diễn ra liên tục. Với doanh nghiệp quy mô càng lớn sẽ phát sinh nhiều nghiệp vụ kinh tế, song song đó các nghiệp vụ liên quan tới công nợ cũng sẽ càng lớn. Việc quản lý công nợ doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng. Tuy nhiên để quản lý công nợ thì việc đầu tiên là phải nhận diện được công nợ trên thực tế là gì.
– Công ty X chuyên sản xuất và phân phối mặt hàng A. Để chuẩn bị cho đơn đặt hàng mới sản xuất ra 10.000 sản phẩm A, công ty X phải nhập của công ty Y là 10 tấn nguyên vật liệu B. Tổng số tiền cần thanh toán cho 10 tấn nguyên vật liệu B là 100 triệu đồng. Công ty X thanh toán cho công ty Y trước 50 triệu đồng. Công ty X đã phát sinh công nợ phải trả nhà cung cấp đối với công ty Y là 50 triệu đồng.
– Cuối tháng, công ty Y tính lương để trả cho nhân viên trong công ty, tổng số tiền lương phải trả cho bộ phận văn phòng quản lý là 100 triệu. Công ty Y phát sinh công nợ phải trả cho người lao động là 100 triệu.
– Cuối kỳ, công ty Y tính ra số thuế GTGT phải nộp là 50 triệu, số tiền bảo hiểm phải nộp cho cơ quan bảo hiểm là 25 triệu. Công ty Y phát sinh công nợ phải trả về thuế là 50 triệu và bảo hiểm là 25 triệu.
Trên thực tế, công nợ phát sinh trong rất nhiều nghiệp vụ với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của từng doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp đặc biệt là kế toán công nợ cần nắm rõ khái niệm công nợ doanh nghiệp để kịp thời ghi nhận công nợ, tránh thất thoát cho doanh nghiệp.
Công nợ phải thu thuộc phần tài sản, Khi phát sinh tăng công nợ phải thu sẽ hạch toán vào bên Nợ, khi phát sinh giảm công nợ phải thu sẽ hạch toán vào bên Có.
Công nợ phải trả thuộc phần nguồn vốn. Khi phát sinh tăng công nợ phải trả sẽ hạch toán vào bên Có, khi phát sinh giảm công nợ phải trả sẽ hạch toán vào bên Nợ.
Cách hạch toán công nợ doanh nghiệp
Công nợ phải thu và công nợ phải trả luôn là một phần trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không nhất thiết phải khống chế các khoản công nợ mà cần đảm bảo tính hài hòa, hợp lý của các khoản công nợ này trong tình hình tài chính chung của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.
Phần mềm kế toán Kaike
Định khoản công nợ | Tài khoản công nợ |
Thanh toán công nợ | Sổ sách kế toán công nợ |
Công nợ là gì | Kế toán công nợ |
Công nợ phải thu | Công nợ khách hàng |
4 bí quyết quản lý công nợ hiệu quả dễ dàng
Chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán công nợ nước ngoài