Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Phải đăng ký thuế khi nào?

05:22 Chiều

-

15/08/2023

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là điều kiện bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Khi nào phải đăng ký thuế? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé.

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Phải đăng ký thuế khi nào?

1. Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký thuế có chứa một mã số gồm 10 chữ số gọi là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số này sẽ gắn liền với doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

Mã số thuế sẽ được cấp tại lúc thành lập công ty ghi tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mã số này là cơ sở để cơ quan quản lý thuế quản lý việc thu và nộp thuế các doanh nghiệp.

2. Giấy chứng nhận đăng ký thuế cần thiết như thế nào?

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến khai nộp và quản lý thuế với cơ quan thuế, nhà nước.

Để có thể thực hiện nghĩa vụ này, doanh nghiệp cần phải có mã số thuế doanh nghiệp.

Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày liên quan đến việc mua hàng bán hàng cũng đều thông qua mã số thuế doanh nghiệp.

Nói một cách tổng quan, nếu không có giấy chứng nhận, doanh nghiệp sẽ không có mã số thuế. Mà mã số thuế doanh nghiệp là cơ sở để mua bán và thực hiện những hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Không có mã số thuế doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động được.

Vì vậy, đây là điều cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.

3. Giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm những nội dung gì?

Giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm các nội dung dưới đây:

  • Tên người nộp thuế: Tên tổ chức hoặc cá nhân người nộp thuế đối với hộ kinh doanh
  • Mã số thuế;
  • Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không đăng ký kinh doanh;
  • Số ngày tháng năm nơi cấp chứng minh thư nhân ,thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không đăng ký kinh doanh.

4. Đối tượng đăng ký thuế

Trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thì người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

  • Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp theo cơ chế một cửa;
  • Các tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp trên thì thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

5. Các hình thức đăng kí thuế

  • Đăng ký thuế lần đầu khi mới thành lập doanh nghiệp
  • Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế khi cần thay đổi thông tin
  • Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
  • Chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi dừng hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Khôi phục mã số thuế khi cần sử dụng mã số thuế trở lại 

>> Trải nghiệm ngay công cụ hỗ trợ kế toán và nhà quản trị

6. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế

6.1 Hồ sơ

  • Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký thuế là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký thuế;
  • Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực;
  • Các giấy tờ khác có liên quan. 

6.2. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu

  • Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế tại nơi có trụ sở hoặc nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký tạm trú, thường trú đối với hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh.

6.3 Thời gian đăng ký thuế lần đầu

  • Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
  • Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
  • Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế
  • Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
  • Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế
  • Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.

6.4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế

Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định.

Trên đây, bài viết đã giới thiệu về giấy chứng nhận đăng ký thuế. Hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức về quản lý thuế đối với doanh nghiệp.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Mã số thuế công ty là gì? Đăng ký như thế nào?

Cách đăng ký mã số thuế cá nhân online 2023 mới nhất

Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6628
post