Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Hao mòn tài sản cố định – Khái niệm và 3 phương pháp tính

11:01 Sáng

-

28/02/2023

Hao mòn tài sản cố định là gì?

Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định chịu nhiều yếu tố tác động làm giảm giá trị của tài sản. Đó là sự hao mòn tài sản cố định. Để thể hiện sự hao mòn của tài sản, kế toán thực hiện phân bổ dần giá trị của tài sản cố định vào chi phí hàng kỳ hay còn gọi là trích khấu hao tài sản cố định.

Hao mòn tài sản cố định - Khái niệm và 3 phương pháp tính

Hao mòn TSCĐ – Khái niệm và 3 phương pháp tính

Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định

Quy định về thời gian trích khấu hao tài sản cố định được quy định trong phụ lục I thông tư 45/2023/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính.

Theo quy định này, mỗi tài sản cố định thuộc danh mục các nhóm tài sản cố định sẽ có thời gian trích khấu hao tối thiểu và thời gian trích khấu hao tối đa tính theo năm. Kế toán cần lựa chọn thời gian trích khấu hao trong khung thời gian theo quy định và phù hợp với thời gian sử dụng, tần suất sử dụng, mức hao mòn tự nhiên tài sản cố định của doanh nghiệp.

Có ba phương pháp tính khấu hao tài sản cố định:

  • Khấu hao theo đường thẳng
  • Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
  • Khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm.

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Theo phương pháp này, giá trị của tài sản cố định sẽ được phân bổ đều vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tất cả các kỳ.

Doanh nghiệp có thể trích khấu hao nhanh nhưng không vượt quá hai lần mức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và phải đảm bảo doanh nghiệp có lãi khi thực hiện trích khấu hao nhanh. Mức trích khấu hao vượt quá hai lần mức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng sẽ bị loại khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

Ưu điểm: Cách tính toán đơn giản, không mất nhiều thời gian tính toán.

Nhược điểm: Khi sử dụng phương pháp này sẽ không thể hiện đúng bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đã mặc định không có sự biến động chi phí giữa các kỳ. Điều này thực tế không xảy ra.

Tuy vậy, do sự đơn giản mà phương pháp này được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để trích khấu hao tài sản cố định.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ đòi hỏi sự thay đổi, phát triển nhanh và đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: là tài sản mua mới chưa qua sử dụng và là các loại máy móc, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.

Ưu điểm: Hợp lý hơn phương pháp đường thẳng trong việc trích khấu hao tài sản cố định. Phần giá trị khấu hao được tính vào chi phí nhanh, hạn chế sự hao mòn vô hình.

Nhược điểm: Làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua mới một thiết bị đo lường trị giá 40 triệu, thời gian trích khấu hao là 5 năm. Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh như sau.

Tỷ lệ khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng là 1/5 = 20%

Do thời gian trích khấu hao là 5 năm nên theo bảng hệ số điều chỉnh thì hệ số điều chỉnh trong trường hợp này là 2.

Tỷ lệ khấu hao nhanh: 20% x 2 = 40%

Mức trích khấu hao hằng năm được xác định như sau:

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Mức khấu hao hảng năm

Khấu hao lũy kế cuối năm

1

40.000.000

40.000.000 x 40% = 16.000.000

16.000.000

2

24.000.000

24.000.000 x 40% = 9.600.000

25.600.000

3

14.400.000

14.400.000 x 40% = 5.760.000

31.360.000

4

8.640.000

8.640.000 : 2 = 4.320.000

35.680.000

5

4.320.000

8.640.000 : 2 = 4.320.000

40.000.000

Tại năm thứ 4, mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần là 8.640.000 x 40% = 3.456.000 thấp hơn mức trung bình giữa giá trị còn lại và thời gian khấu hao còn lại : 8.640.000 : 2 = 4.320.000. Nên năm thứ 4 và thứ 5 (những năm cuối) sẽ áp dụng mức khấu hao 4.320.000.

Phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Tài sản cố định được trích theo phương pháp khấu hao này phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời các điều kiện:

  • Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp
  • Phải xác định được tổng khối lượng, sản phẩm sản xuất ra theo thiết kế
  • Công suất thực tế sử dụng không ít hơn 100% công suất thiết kế

Ưu điểm: chi phí khấu hao tài sản cố định được tính dựa trên tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra nên có sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí khi sử dụng phương pháp này.

Nhược điểm: có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của sản phẩm nhưng sản lượng để tính toán trong công thức là sản lượng theo công suất thiết kế, đây chỉ mới là một điều giả định. Mất thời gian tổng hợp và tính toán phân bổ.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua một máy san lấp với giá 600.000.000 triệu đồng. Sản lượng theo công suất thiết kế là 3.000.000 m3. Biết máy san lấp hoạt động hết 100% công suất. Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong năm thứ nhất của máy như sau:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

1

20.000

7

21.000

2

22.000

8

24.000

3

21.000

9

22.000

4

25.000

10

20.000

5

23.000

11

21.000

6

24.000

12

25.000

Cách xác định mức khấu hao theo phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

Mức trích khấu hao bình quân cho 1m3: 600 triệu đồng : 3.000.000 m3 = 200đ/m3

Mức trích khấu hao của máy trong năm được tính như sau:

Tháng

Mức trích khấu hao

Tháng

Mức trích khấu hao

1

20.000 x 200 = 4.000.000

7

21.000 x 200 = 4.200.000

2

22.000 x 200 = 4.400.000

8

24.000 x 200 = 4.800.000

3

21.000 x 200 = 4.200.000

9

22.000 x 200 = 4.400.000

4

25.000 x 200 = 5.000.000

10

20.000 x 200 = 4.000.000

5

23.000 x 200 = 4.600.000

11

21.000 x 200 = 4.200.000

6

24.000 x 200 = 4.800.000

12

25.000 x 200 = 5.000.000

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Hao mòn tài sản cố định”

Hao mòn tài sản cố định thuộc tài sản hay nguồn vốn Tài khoản hao mòn tài sản cố định có số dư
Hao mòn tài sản cố định trong Bảng cân đối kế toán Ví dụ về hao mòn tài sản cố định
Hao mòn tài sản cố định là gì Hao mòn tài sản cố định có số dư bên nào
Tính hao mòn tài sản cố định Nguyên nhân hao mòn tài sản cố định

Bài viết liên quan

Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá

Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định

Hao mòn lũy kế là gì? Cách tính giá trị hao mòn tài sản cố định

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4303
post
Đăng nhập
x