Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp. Là tài liệu phản ánh tổng quát tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại thời điểm nhất định. Phân tích bảng cân đối kế toán, giám đốc có thể đưa ra những kết luận ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp.
Mục lục
Bảng cân đối kế toán kết cầu gồm hai phần chính: Tài Sản và Nguồn vốn. Với cơ cấu và nguyên tắc cân bằng: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Các tài sản cho biết doanh nghiệp đã dùng vốn vào các tài sản gì. Đối với doanh nghiệp sản xuất thông thường thì tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Điều này ngược lại với các doanh nghiệp thương mại.
Các khoản nợ phải trả bao gồm: ngắn hạn và dài hạn, hình thành từ: Vay ngân hàng, phải trả người bán,…
Vốn chủ sở hữu gồm các nguồn: Vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ,…
Có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau để phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phương pháp thường dùng trong việc phân tích bảng cân đối kế toán là:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế. Dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này thường dùng kỹ thuật so sánh sau:
Phương pháp này dựa trên đánh giá sự biến đổi các tỷ lệ đại lượng tài chính. Phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Ví dụ:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán các khoản nợ hay không? Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao, thể hiện tình hình tài chính lành mạnh.
Qua việc so sánh này, nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình kinh doanh. Để đánh giá mức độ sự biến động của tổng tài sản và nguồn vốn theo từng chỉ tiêu. Xem chúng có hợp lý hay là không.
Về lý thuyết, giám đốc sẽ xác định hết những nhân tố trên Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên việc đó tốn rất nhiều thời gian. Ưu tiên chọn những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn sẽ giúp nhà quản trị xác định được:
Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở vị trí nào? Đâu là nguồn hình thành tài sản chủ yếu của doanh nghiệp? Tình hình tài chính và công nợ như thế nào?
Ví dụ, một trong những điều đầu tiên giám đốc quan tâm là tài khoản 131 và tài khoản 331. Mục đích xác định xem công nợ phải thu của khách hàng và phải trả nhà cung cấp có khớp hay không.
Xem thêm Cách phân tích một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Hiện nay, với sự giúp đỡ của các công cụ công nghệ, giám đốc dễ dàng theo dõi dòng tiền và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phần mềm kế toán Kaike phát triển tích hợp các tính năng quản trị và kế toán. Giúp nhà quản lý dễ dàng phân tích các nội dung tài chính và lên kế hoạch kinh doanh.
Thông tin giới thiệu phần mềm đều có tạị: Link
Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free