Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Hướng dẫn hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

02:55 Chiều

-

01/06/2023

Trong hệ thống tài khoản kế toán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thể hiện ở tài khoản 133. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về loại thuế suất này và cách hạch toán tài khoản 133 trong nội dung dưới đây.

Hướng dẫn hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

1. Cách tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ phát sinh khi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT được khấu trừ phát sinh khi doanh nghiệp mua vào hàng hóa dịch vụ để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.

Đọc thêm bài viết: Thuế VAT là gì? Trường hợp nào được hoàn thuế VAT?

2. Các trường hợp đặc biệt cần lưu ý không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

2.1. Hóa đơn đầu vào không sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nếu các hóa đơn đầu vào không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì hóa đơn đó không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Điều này thể hiện tính hợp lý của hóa đơn đầu vào.

2.2. Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT

Nếu doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuếGTGT đầu vào.

Nếu doanh nghiệp sản xuất đồng thời hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì thuế giá trị gia tăng đầu vào để sản xuất hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế cần được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu.

Ví dụ: Doanh nghiệp chỉ kinh doanh hàng hóa chịu thuế, thuế GTGT đầu vào phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế là 100 triệu => Thuế giá trị GTGT vào được khấu trừ của doanh nghiệp là 100 triệu.

Doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế. Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp đối với hàng hóa chịu thuế là 7 tỷ đồng, hàng hóa không chịu thuế là 3 tỷ đồng. Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào dùng chung để sản xuất hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế là 100 triệu đồng.

Vậy thuế GTGT của đầu vào được khấu trừ không phải 100 triệu mà được xác định theo tỷ lệ doanh thu theo công thức sau:

100 triệu x 7 tỷ / (7 tỷ + 3 tỷ) = 70 triệu đồng.

2.3. Doanh nghiệp không kinh doanh vận tải, du lịch mua xe ô tô trên 1.6 tỷ

Đối với trường hợp doanh nghiệp không kinh doanh vận tải du lịch, mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi vượt quá 1.6 tỷ, thì doanh nghiệp không được tính thuế GTGT khấu trừ vượt quá giá trị 1.6 tỷ. Phần thuế GTGT vượt quá 1.6 tỷ sẽ được cộng vào giá trị của ô tô và trích tính khấu hao hàng năm.

Số thuế GTGT không được khấu trừ sẽ được hạch toán trực tiếp vào giá vốn sản phẩm, giá mua hàng hóa hoặc chi phi sản xuất kinh doanh trong kỳ.

>> Chỉ 2.000.000đ – Sở hữu ngay công cụ hỗ trợ kế toán ưu việt

2.4. Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu nhưng thanh toán bằng tiền mặt

Theo quy định, với những hóa đơn trên 20 triệu thì phải thanh toán bằng chuyển khoản thì hóa đơn đó mới đủ điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2.5. Tài khoản 133 – Tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Tài khoản 133 thể hiện số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ, số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ trong kỳ tiếp theo hoặc được hoàn lại.

Tài khoản 133 thuộc phần tài sản trong báo cáo tài chính nên tài khoản này có số dư bên Nợ.

Phát sinh Nợ tài khoản 133 thể hiện số thuế GTGT được khấu trừ tăng lên.

Phát sinh Có tài khoản 133 thể hiện sốGTGT giảm đi do kết chuyển với số thuế GTGT phải nộp (TK 333) trong kỳ.

2.6. Hướng dẫn hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh thuế GTGT chủ yếu

Hướng dẫn hạch toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

  • Khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa nhập kho phục vụ sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 152,153,155,156: Giá chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133: số thuế GTGT được khấu trừ

      Có TK 111,112,331: tổng giá trị thanh toán cho nhà cung cấp

  • Khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa, vật tư sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không qua nhập kho:

Nợ TK 621,627,641,642…: Giá chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133: số thuế GTGT được khấu trừ

      Có TK 111,112,331: tổng giá trị thanh toán cho nhà cung cấp

  • Khi mua hàng hóa bán theo hình thức giao ngay cho khách hàng, không qua kho:

Nợ TK 632: Giá mua hàng hóa chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133: số thuế GTGT được khấu trừ

      Có TK 111,112,131: Số tiền phải thu hoặc đã thu của khách hàng

  • Trường hợp xác định được số thuế GTGT không được khấu trừ và tính thẳng vào giá vốn hàng bán hoặc chi phí trong kỳ:

Nợ TK 632: Số thuế GTGT không được khấu trừ

      Có TK 133: Số thuế GTGT không được khấu trừ

  • Kết chuyển thuế GTGT được khấu trừ và thuế giá trị gia tăng phải nộp, trường hợp số thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn thì lấy số kết chuyển là số thuế GTGT phải nộp và ngược lại. Tóm lại, khi kết chuyển sẽ lấy số tiền nhỏ hơn giữa số thuế GTGT được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp để thực hiện kết chuyển

Nợ TK 333

      Có TK 133

Tài khoản 133 là một tài khoản liên quan đến cả luật thuế và kế toán, vì vậy, để hạch toán đúng tài khoản này có thể tìm hiểu thêm các thông tư nghị định và nguyên lý kế toán.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Vai trò của thuế giá trị gia tăng đối với nền kinh tế

Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định mới nhất

Nghị định 41 quy định sử dụng chung hóa đơn VAT 10% và 8%

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
5039
post