Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Kế toán chi phí khác là gì? Nắm vững cách hạch toán chi phí khác

11:26 Sáng

-

25/04/2023

Hoạt động kinh doanh của DN phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau như: chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý là những loại chi phí phát sinh thường xuyên. Bên cạnh đó, có những khoản chi phí phát sinh không thường xuyên, không liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, được phân loại vào chi phí khác. Vậy làm thế nào để có thể xác định và hạch toán chính xác những khoản chi phí này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kế toán chi phí khác là gì? Nắm vững cách hạch toán chi phí khác

1. Chi phí khác là gì?

Chi phí khác là chi phí phát sinh từ các hoạt động hoặc các giao dịch không liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN

Chi phí khác bao gồm:

  • Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ sau khi đã trừ đi phần tiền thu được từ việc bán hồ sơ đấu thầu thanh lý TSCĐ
  • Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán
  • Chênh lệch giữa giá trị hợp lý của tài sản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh < chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
  • Lỗ do đánh giá lại hàng hóa, tài sản cố định, vật tư đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết,…
  • Phạt vi phạm hành chính, phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế,…
  • Các khoản chi phí khác

Kết cấu và nội dung tài khoản 811 – Chi phí khác:

  • Bên nợ: hạch toán chi phí khác phát sinh trong kỳ
  • Bên có: Kết chuyển chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tk 911- xác định kết quả kinh doanh
  • TK 811 không có số dư cuối kỳ
  • Để tiện theo dõi và tránh nhầm lẫn, kế toán có thể mở thêm tk con cho TK 811 để theo dõi chi phí khác được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN:

TK 8111: chi phí khác được trừ

TK 8112: chi phí khác không được tính là chi phí được trừ

⇒ khi hạch toán phải xác định được chi phí khác đó có được tính là chi phí hợp lý không để hạch toán vào đúng tài khoản con

Không phải tất cả các khoản chi phí khác hạch toán trên tk 811 đều được trừ khi quyết toán TNDN:

  • Các khoản chi phí khác có đầy đủ hóa đơn chứng từ nhưng không được coi là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN thì vẫn được tính là chi phí kế toán nhưng sẽ được điều chỉnh tại chỉ tiêu B4 trong tờ khai quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
  • Một số khoản chi phí khác không được tính là chi phí hợp lý được trừ: phạt do vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, phạt truy thu thuế, lãi suất vay không đúng quy định, giá trị khấu hao vượt mức quy định,…

>> Siêu ưu đãi! Có ngay phần mềm kế toán với 2.000.000đ

2. Phương pháp hạch toán

Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

  • Ghi giảm giá trị TSCĐ do thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 2141, 2143: Giá trị hao mòn lũy kế

Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán

      Có TK 211, 213: nguyên giá của TSCĐ thanh lý, nhượng bán

  • Hạch toán thu nhập nhận được từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 111, 112, 131

      Có TK 711: thu nhập nhận được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

      Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra

  • Các chi phí phát sinh cho việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 811: chi phí khác

Nợ TK 1332: thuế GTGT đầu vào

      Có TK 111, 112, 331, 141,…

  • Hạch toán tiền thu từ việc bán hồ sơ thầu thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 111, 112, 1388,…

      Có TK 811: chi phí khác

  • Nếu giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của TSCĐ, hàng hóa, NVL, vật tư, CCDC đem đi góp vốn lớn hơn giá trị được đánh giá lại, kế toán hạch toán phần chênh lệch vào chi phí khác:

Nợ TK 221, 222, 2281, 2288: giá trị đánh giá lại của tài sản đem đi góp vốn

Nợ TK 214: giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ đem đi góp vốn

Nợ TK 811: phần chênh lệch do đánh giá giảm giá trị tài sản

      Có TK 211, 213, 217, 152, 153,156,…

  • Các khoản phạt do vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng kinh tế:

Nợ TK 811: chi phí khác

      Có TK 111, 112, 131, 3388,….

  • Khi phá dỡ TSCĐ:

Nợ TK 2141, 2143: giá trị hao mòn lũy kế

Nợ TK 811: giá trị còn lại TSCĐ bị phá dỡ

      Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ bị phá dỡ

  • Hạch toán lỗ do chuyển đổi hình thức sở hữu:

Nợ TK 811: chênh lệch do giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ

      Có TK 211: ghi giảm giá trị TSCĐ

Trường hợp khấu hao vượt mức quy định (phần giá trị ô tô vượt trên 1.6 tỷ đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách,…)

  • Khi mua về hạch toán luôn giá trị TSCĐ vượt mức quy định vào chi phí khác:

Nợ TK 211: giá trị TSCĐ trong định mức

Nợ TK 811: giá trị TSCĐ vượt định mức

Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào

      Có TK 112, 331

  • Khi mua về hạch toán giá trị TSCĐ bằng giá trị trên hóa đơn:

Nợ TK 211: giá trị TSCĐ trên hóa đơn

Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào

      Có TK 112, 331

⇒ hàng kỳ khi trích khấu hao:

Nợ TK 6274,6414,6424: chi phí khấu hao hợp lý

Nợ TK 811: chi phí khấu hao vượt định mức, không được trừ

      Có TK 214: giá trị khấu hao hàng kỳ

  • Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 911: xác định kết quả kinh doanh

      Có TK 811: chi phí khác phát sinh trong kỳ

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Bài viết liên quan:

Top các Phần mềm kế toán theo lĩnh vực cụ thể

Phần mềm kế toán xây dựng dễ sử dụng và hiệu quả cao

Top các phần mềm kế toán cho doanh nghiệp xây dựng tốt nhất

Hướng dẫn chọn phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ phù hợp nhất

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?

Biên lợi nhuận gộp là gì? Sự khác biệt với lợi nhuận gộp

Chi tiết cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (từ a-z)

Báo cáo kết quả kinh doanh được lập như thế nào?

Từ A-Z về Hệ thống các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?

[Mới] Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính 2023 chi tiết từ A-Z

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4762
post
Đăng nhập
x