Tin cập nhật

Cập nhật chương trình khuyến mãi, tin tức thị trường, doanh nghiệp;

thông tin kế toán giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Đăng ký nhận tin ngay

Tin cập nhật

Kế toán công nợ bán hàng là gì? Công việc của kế toán công nợ bán hàng cần làm

11:31 Sáng

-

17/02/2023

Kế toán công nợ bán hàng là 1 trong những phần hành kế toán quan trọng của DN nói chung và bộ phận kế toán nói riêng. Việc kiểm soát tốt công nợ sẽ giúp cho hoạt động tài chính của DN diễn ra 1 cách trơn tru, ổn định. Vậy để hiểu rõ hơn kế toán công nợ bán hàng là gì và công việc cụ thể của 1 kế toán công nợ bán hàng trong DN, hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Kế toán công nợ bán hàng là gì?

Kế toán công nợ bán hàng là gì?

Kế toán công nợ bán hàng là gì?

a) Khái niệm

– Kế toán công nợ bán hàng (Accounting liabilities) là nghiệp vụ ghi chép, theo dõi và kiểm soát toàn bộ các khoản công nợ của DN.

b) Nhiệm vụ chung của kế toán công nợ bán hàng

– Kế toán công nợ bán hàng là người sẽ phụ trách việc ghi chép, theo dõi, phân tích và báo cáo về toàn bộ công nợ của DN

– Cập nhật và phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh của từng đối tượng. Kiểm tra định kỳ, rà soát và đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, đã thanh toán và còn nợ.

c) Phân loại

Kế toán công nợ bán hàng được phân thành kế toán công nợ bán hàng phải thu và kế toán công nợ bán hàng phải trả.

Kế toán công nợ bán hàng phải thu:

– Công nợ phải thu: là những khoản mà DN phải thu các đối tượng khác như: phải thu khách hàng, tạm ứng nhân viên, phải thu nội bộ, ký quỹ, ký cược, các khoản phải thu khác,… được theo dõi thông qua các tài khoản như: TK 131, TK 141, TK 136, TK 138,…)

– Nghiệp vụ kế toán công nợ bán hàng phải thu bao gồm:

· Phân loại, hạch toán công nợ phải thu rõ rang, chi tiết theo từng đối tượng công nợ khác nhau.

· Cập nhật, theo dõi thường xuyên tình hình công nợ, hỗ trợ bộ phận kinh doanh thu hồi công nợ, hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu, bị chiếm dụng vốn quá lâu.

· Trích lập dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi theo đúng quy định

Kế toán công nợ bán hàng phải trả:

– Công nợ phải trả: là những khoản mà DN sẽ phải trả cho các đối tượng khác như: phải trả NCC, KH ứng trước tiền, nợ vay, phải trả công nhân viên, phải nộp cho Nhà nước,…được theo dõi thông qua các tài khoản như: TK 331, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338,…

– Nghiệp vụ kế toán công nợ bán hàng phải trả bao gồm:

· Hạch toán cụ thể, rõ ràng các khoản phải trả theo từng đối tượng.

· Cập nhật, theo dõi thời hạn công nợ, thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn

Công việc của kế toán công nợ bán hàng cần làm

1. Ghi nhận các khoản công nợ phát sinh

– Tạo mã NCC, khách hàng, đối tác vào vào hệ thống sổ sách.

– Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, kiểm tra và rà soát điều khoản thanh toán của từng đối tác, khách hàng, NCC,..

– Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ phát sinh, thực hiện ghi nhận công nợ phải thu/ phải trả cụ thể, rõ ràng, chi tiết theo từng đối tượng.

– Kiểm tra hồ sơ, chứng từ và làm thủ tục thu/ chi cho khách hàng/ NCC, nhân viên,…

2. Kiểm tra công nợ định kỳ

– Theo dõi chi tiết công nợ với từng đối tượng về thời hạn thanh toán, hạn mức tín dụng, công nợ quá hạn,…

– Định kỳ rà soát, kiểm tra và đối chiếu với kế toán tổng hợp để kịp thời phát hiện những nhầm lẫn, sai sót trong quá trình hạch toán kế toán

– Báo cáo cho các bộ phận liên quan hoặc cấp trên về tình hình công nợ phải thu/ phải trả hiện tại

3. Đôn đốc, thu hồi công nợ

– Thường xuyên đôn đốc những khoản nợ xấu, trả trước,… để có thể nhanh chóng thu hồi công nợ

– Tham gia thu hồi nợ đối với các khoản nợ khó đòi.

4. Giám sát và theo dõi công nợ tạm ứng trong nội bộ công ty

– Ghi chép và theo dõi công nợ tạm ứng của từng đối tượng nhân viên trong công ty.

– Định kỳ, rà soát và xác nhận công nợ với nhân viên. Tổng hợp danh sách quá hạn thanh toán gửi đến các đối tượng liên quan nhằm đốc thúc việc thanh toán công nợ.

– Đôn đốc, nhắc nhở việc hoàn ứng, thanh toán của từng đối tượng.

5. Theo dõi các khoản nợ vay

– Căn cứ hợp đồng tín dụng, hạch toán các khoản nợ vay phát sinh

– Theo dõi chi tiết các khoản nợ vay theo từng đối tượng, hạn mức tín dụng cũng như thời hạn vay.

– Thanh toán kịp thời các khoản nợ vay đến hạn. Tính toán và ghi nhận chi phí lãi vay theo hợp đồng tín dụng

6. Các công việc chung khác

– Lập báo cáo công nợ phải thu/ phải trả định kỳ theo quý/ năm

– Định kỳ, lập bản đối chiếu công nợ gửi cho KH/ NCC

– Đóng góp, đề xuất các giải pháp thu hồi công nợ hiệu quả.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Kế toán công nợ bán hàng là gì”

Bài test kế toán công nợ Nghiệp vụ kế toán công nợ
Mô tả công việc kế toán công nợ Kế toán công nợ phải trả
Sổ sách kế toán công nợ Quy trình kế toán công nợ phải trả
Hạch toán kế toán công nợ Kế toán công nợ và kế toán thanh toán

Bài viết liên quan

Công việc của một nhân viên kế toán công nợ bán hàng

Quy trình kế toán công nợ phải thu trong doanh nghiệp

Quy trình kế toán công nợ phải trả trong doanh nghiệp

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4234
post
Đăng nhập
x