Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Kế toán công nợ là gì? Mức lương và lộ trình phát triển của kế toán công nợ

04:47 Chiều

-

31/08/2021

Kế toán công nợ là gì?

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện huy động vốn, cho vay, mua bán hàng hóa,… Các hoạt động giao dịch có thể chưa thanh toán ngay, chưa thanh toán đủ. Hoặc chỉ đặt cọc thanh toán trước một phần,… Từ đó phát sinh các nghĩa vụ thu nợ, nghĩa vụ thanh toán gọi chung là những khoản công nợ.

Với định nghĩa đơn giản về công nợ như trên, bất cứ ai cũng có thể liên tưởng được kế toán công nợ là người chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ công nợ của doanh nghiệp.

Xét theo phần hành kế toán, bộ phận kế toán công nợ là một trong những phần hành quan trọng. Họ thực hiện theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. Bộ phận này góp phần rất lớn vào việc giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính.

Tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp các phần hành kế toán hiện nay

Công việc chính của kế toán công nợ là gì?

Do tính chất phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán nên công việc chính cũng xoay quanh các nghiệp vụ sau:

  • Tiếp nhận và xử lý hợp đồng kinh tế của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Việc quan trọng nhất là kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng đặc biệt là điều khoản thanh toán. Liên lạc thường xuyên với các bộ phận quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.
  • Đối với các khoản nợ phải thu khách hàng. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. Kiểm tra về số lượng hàng hóa – dịch vụ, chủng loại hàng hoá. Theo dõi giá bán và thời hạn thanh toán.
    Khi khách hàng trả tiền, phải theo dõi và tách các khoản nợ theo hợp đồng/hoá đơn bán hàng.
  • Đối với các khoản phải trả nhà cung cấp. Kiểm tra đối chiếu theo định kỳ từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu.
  • Kế toán công nợ sẽ phải đôn đốc và trực tiếp thu hồi nợ đối với các khoản công nợ khó đòi. Các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ…
  • Lập các bút toán kết chuyển và các báo cáo liên quan đến công nợ của doanh nghiệp.

Mức lương hiện nay của kế toán công nợ

Bất cứ ngành nghề nào cũng không có một mức lương quy chuẩn. Công việc kế toán công nợ cũng vậy, lương của bộ phận này sẽ được căn cứ dưới các yêu tố:

  • Năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng. Đòi hỏi trình độ học vấn, kinh nghiệm mà kế toán viên tích lũy được. Các kỹ năng như: Ngoại ngữ, tin học văn phòng, sử dụng các công cụ kế toán hỗ trợ công việc,…
  • Quy mô, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả lương cho nhân viên. Với một công ty lớn, kinh doanh đạt lợi nhuận cao thì chính sách trả đãi ngộ cho nhân viên cũng tốt hơn.
  • Khu vực làm việc cũng là yếu tố ảnh hưởng tới lương của kế toán công nợ. Làm việc ở các khu vực có mức sống cao hơn thì thu nhập cũng cao hơn. Đặc biệt tại các trung tâm kinh tế như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…

Nhìn chung, với yêu cầu kinh nghiệm từ  1-3 năm. Mức lương kế toán công nợ trung bình khoảng 8-10 triệu đồng. Thậm chí khoảng 9-12 triệu nếu có cơ hội làm việc tại các thành phố lớn hay các doanh nghiệp lớn, tập đoàn.

Với kinh nghiệm cao hơn, kế toán công nợ có thể nhận được mức lương tốt hơn từ 10 triệu đồng.

Lộ trình thăng tiến của kế toán công nợ như thế nào?

Với bất cứ ai có tinh thần cầu tiến chắc chắn sẽ có những kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho lộ trình thăng tiến của bản thân. Thông thường lộ trình phát triển của kế toán công nợ sẽ bao gồm:

Từ nhân viên kế toán công nợ => Kế toán tổng hợp => Kế toán trưởng => Giám đốc tài chính, chuyên gia.

Quá trình thăng tiến nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự phấn đấu học hỏi của mỗi người.

Thậm chí hiện nay, việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để tham gia với mảng kiểm toán cũng được quan tâm.

Thời đại 4.0 phát triển, việc kế toán có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin dần phổ biến. Đặc biệt là việc áp dụng công cụ hỗ trợ kế toán cho doanh nghiệp đang là xu hướng. Thành thạo phần mềm kế toán là điểm cộng trong quá trình tham gia ứng tuyển hoặc cơ hội thăng tiến của mỗi kế toán viên.

Xem thêm: Khái niệm về kế toán bán hàng

Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán thông minh Kaike 

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free 

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phiên bản Kaike Free

TRẢI NGHIỆM NGAY
https://kaike.vn/wp-content/themes/home
1167
post
Đăng nhập
x