Mục lục
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện huy động vốn, cho vay, mua bán hàng hóa,… Các hoạt động giao dịch có thể chưa thanh toán ngay, chưa thanh toán đủ. Hoặc chỉ đặt cọc thanh toán trước một phần,… Từ đó phát sinh các nghĩa vụ thu nợ, nghĩa vụ thanh toán gọi chung là những khoản công nợ.
Với định nghĩa đơn giản về công nợ như trên, bất cứ ai cũng có thể liên tưởng được kế toán công nợ là người chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ công nợ của doanh nghiệp.
Xét theo phần hành kế toán, bộ phận kế toán công nợ là một trong những phần hành quan trọng. Họ thực hiện theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. Bộ phận này góp phần rất lớn vào việc giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính.
Tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp các phần hành kế toán hiện nay
Do tính chất phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản nợ phải thu khách hàng và nợ phải trả người bán nên công việc chính cũng xoay quanh các nghiệp vụ sau:
Bất cứ ngành nghề nào cũng không có một mức lương quy chuẩn. Công việc kế toán công nợ cũng vậy, lương của bộ phận này sẽ được căn cứ dưới các yêu tố:
Nhìn chung, với yêu cầu kinh nghiệm từ 1-3 năm. Mức lương kế toán công nợ trung bình khoảng 8-10 triệu đồng. Thậm chí khoảng 9-12 triệu nếu có cơ hội làm việc tại các thành phố lớn hay các doanh nghiệp lớn, tập đoàn.
Với kinh nghiệm cao hơn, kế toán công nợ có thể nhận được mức lương tốt hơn từ 10 triệu đồng.
Với bất cứ ai có tinh thần cầu tiến chắc chắn sẽ có những kế hoạch và mục tiêu cụ thể cho lộ trình thăng tiến của bản thân. Thông thường lộ trình phát triển của kế toán công nợ sẽ bao gồm:
Từ nhân viên kế toán công nợ => Kế toán tổng hợp => Kế toán trưởng => Giám đốc tài chính, chuyên gia.
Quá trình thăng tiến nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự phấn đấu học hỏi của mỗi người.
Thậm chí hiện nay, việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để tham gia với mảng kiểm toán cũng được quan tâm.
Thời đại 4.0 phát triển, việc kế toán có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin dần phổ biến. Đặc biệt là việc áp dụng công cụ hỗ trợ kế toán cho doanh nghiệp đang là xu hướng. Thành thạo phần mềm kế toán là điểm cộng trong quá trình tham gia ứng tuyển hoặc cơ hội thăng tiến của mỗi kế toán viên.
Xem thêm: Khái niệm về kế toán bán hàng
Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free