Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về kế toán doanh nghiệp

04:10 Chiều

-

23/10/2023

Bất cứ ai có kinh nghiệm điều hành một doanh nghiệp đều hiểu được rằng, kế toán vững chắc là điều rất quan trọng. Kế toán giúp duy trì tài chính của công ty, ghi chép hồ sơ chính xác và cập nhật thường xuyên, điều này giúp xác định tình trạng tài chính hiện tại cũng như tương lai của công ty. Một trong những thành phần quan trọng phải kể đến kế toán doanh nghiệp – xương sống tài chính của mọi tổ chức.

Kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về kế toán doanh nghiệp

1. Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là công việc thu thập, ghi chép, xử lý, kiểm soát và cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức là giá trị, hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động như lập báo cáo tài chính, quản lý thu chi, phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá rủi ro và quản lý ngân sách.

Kế toán doanh nghiệp gồm có 2 bộ phận chính: 

  • Kế toán nội bộ: Bộ phận có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tất cả các vấn đề phát sinh trong thực tế. Từ đó xác định, đưa ra các số liệu, cụ thể chính xác dựa trên quá trình vận hành của doanh nghiệp.
  • Kế toán thuế: Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo, tài chính cho các đối tượng mà chủ yếu nhất là cơ quan thuế chủ quản của doanh nghiệp và ngân hàng.

2. Đối tượng kế toán doanh nghiệp

Đối tượng kế toán là những gì kế toán cần quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13, đối tượng kế toán doanh nghiệp gồm:

  • Tài sản: Là những nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và thu lợi ích kinh tế từ việc sử dụng. Chúng có thể là tài sản hữu hình, vô hình, ngắn hạn hoặc dài hạn.
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Là những nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nợ phải trả là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các bên thứ ba. Vốn chủ sở hữu là những khoản tiền mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Doanh thu, chi phí kinh doanh và chi phí khác: Là những khoản thu nhập và chi tiêu của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Doanh thu là tiền bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Chi phí kinh doanh là tiền mua nguyên liệu, tiền lương, tiền thuê,… Chi phí khác là các khoản không liên quan đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
  • Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước: Là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải đóng góp cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Các loại thuế thường gặp là thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, …
  • Kết quả và phân chia: Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Trong đó hoạt động kinh doanh có thể mang lại lãi hoặc lỗ. Kết quả hoạt động kinh doanh được phân chia cho các bên liên quan, như chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên…

3. Thành phần trong kế toán doanh nghiệp

  • Kế toán: Với thành phần này, người làm công tác kế toán sẽ thực hiện các công việc như kế toán hàng hóa, nguyên vật liệu, sản phẩm, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thuế, tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các khoản khác. Mục đích của kế toán là ghi nhận và phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
  • Giao dịch: Với thành phần này, người làm công tác kế toán sẽ thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mặt, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên và các bên thứ ba khác. Mục đích của giao dịch là thực hiện và kiểm soát các dòng tiền và hàng hóa của doanh nghiệp.
  • Hạch toán: Với thành phần này, người làm công tác kế toán sẽ thực hiện các hoạt động như lập sổ sách, bảng cân đối, báo cáo tài chính, báo cáo thuế và báo cáo quản trị. Mục đích của hạch toán là tổng hợp và phân tích các số liệu kế toán để cung cấp thông tin cho các người dùng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 167.000đ/THÁNG

4. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp

Nhiệm vụ chuyên môn mà những kế toán viên trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần nắm rõ:

  • Ghi chép, tính toán, và báo cáo tình hình hiện có, luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thuế và các khoản khác của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời những hiện tượng lãng phí, sai sót, gian lận và đề xuất các biện pháp khắc phục.

Phổ biến chính sách, chế độ quản lý của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.

  • Tham gia xây dựng và cải tiến hệ thống kế toán, thiết lập các quy trình và quy chuẩn kế toán phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.

5. Quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp 

Kế toán doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết về kế toán doanh nghiệp

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế thường phát sinh

Toàn bộ các công việc, quan hệ mua bán kinh tế hay các phát sinh tài chính hàng ngày của doanh nghiệp sẽ được kế toán ghi chép rồi tiến hành tổng hợp lại tất cả. Mục đích chính của việc này là để tập hợp đầy đủ những yếu tố gây phát sinh có liên quan đến doanh thu, chi phí phát sinh trong mỗi kỳ báo cáo tại doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán trước khi đem vào hạch toán.

Bước 2: Lập các chứng từ kế toán gốc

Chứng từ gốc không chỉ căn cứ pháp lý mà nó còn là bằng chứng để kế toán doanh nghiệp thực hiện ghi nhận các giao dịch vào sổ kế toán. Chứng từ này sẽ được lập khi có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như dùng để chứng minh, xác thực, chứng cứ phát sinh nghiệp vụ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.

Bước 3: Ghi sổ kế toán

Các chứng từ gốc đã được kiểm duyệt sẽ được kế toán chép lại vào sổ kế toán để làm căn cứ theo các nguyên tắc kế toán và quy định pháp luật hiện hành.

Ngày nay, các công tác ghi sổ kế toán được hỗ trợ bởi nhiều công cụ phần mềm kế toán.

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Sau khi chứng từ gốc được hoàn chỉnh, dựa vào căn cứ chứng từ gốc, kế toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu chứng từ vào hệ thống, cập nhật sổ sách kế toán bao gồm: Sổ nhật ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết… Kế toán viên cần thực hiện bút toán điều chỉnh phục vụ cho việc xác định và đo lường đầy đủ doanh thu, chi phí và chuẩn bị các tài khoản sẵn sàng cho báo cáo tài chính.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Lập bảng cân đối phát sinh là bảng thống kê số phát sinh của các tài khoản trong kỳ. Bảng này giúp kế toán kiểm lại tính đúng đắn của các bút toán và sổ sách kế toán.

Nhiệm vụ của kế toán viên là dựa trên các số liệu được ghi nhận trong kỳ để lập bảng cân đối số phát sinh theo các mẫu mà cơ quan nhà nước quy định, đồng thời còn tùy thuộc vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng từ trước.

Bước 6: Lập bộ báo cáo tài chính và quyết toán thuế

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo tài chính gồm có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và bảng cân đối kế toán. Quyết toán thuế là việc tính toán và nộp lại các loại thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân…

Định kỳ theo tháng, quý hoặc năm tài chính, kế toán có trách nhiệm lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và báo cáo tài chính theo quy định của cơ quan Thuế hoặc yêu cầu của ban lãnh đạo.

Các quy tắc về báo cáo tài chính phải được quy định lập theo đúng mẫu đang được ban hành cà có hiệu lực.

6. Phương pháp hạch toán của kế toán doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ linh hoạt sử dụng các phương pháp hạch toán khác nhau. Nhưng đa phần sẽ sử dụng chung các phương pháp phổ biến:

  • Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp đầu tiên được sử dụng trong hạch toán kế toán. Phương pháp này ghi chép lại giấy tờ giao dịch và vật chất mang giá trị phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành.
  • Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp đặc thù trong ngành kế toán. Tình hình các khoản mục tài sản sẽ được phân loại, theo dõi và kiểm soát thường xuyên.
  • Phương pháp tính giá: Là phương pháp dùng thước đo tiền tệ để đo lường, tính toán tài sản công trong doanh nghiệp. Nhằm xác định các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế nằm trên tờ khai thuế.
  • Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Là phương pháp dùng để tổng hợp các số liệu từ tài khoản kế toán. Nhằm nêu lên tổng quan  tình hình tài sản và hiệu quả sử dụng vốn.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ kế toán doanh nghiệp và vai trò của họ trong doanh nghiệp. Chúc anh/chị một ngày tốt lành và làm việc hiệu quả.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách ghi nợ có trong kế toán doanh nghiệp

Kaike, phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ tốt nhất

Ý nghĩa và cách xác định nợ – có trong kế toán doanh nghiệp

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
7654
post
Đăng nhập
x