Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Khấu hao là gì? Tìm hiểu về các phương pháp tính khấu hao

05:55 Chiều

-

10/11/2022

Khấu hao là thuật ngữ thường bắt gặp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kế toán. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ Khấu hao là gì hay chưa? Cùng Kaike làm rõ về khấu hao trong nội dung dưới đây.

Khấu hao là gì

1. Khấu hao là gì?

Khấu hao là sự giảm sút giá trị của tài sản trong thời kỳ sử dụng. Trong kế toán, khấu hao được hiểu là việc định giá của một tài sản mà giá trị đó được tính trên sự hao mòn sau một thời gian sử dụng.

Nói cách khác, khấu hao là một công cụ kế toán nhằm phân bổ chi phí phát sinh của một tài sản cố định (TSCĐ) cho một số thời kỳ kế toán, tương ứng với tuổi thọ ước tính của tài sản.

2. Tại sao cần trích khấu hao cho TSCĐ?

TSCĐ bị hao mòn là điều khó tránh khỏi trong quá trình sử dụng. Những cũng khó khăn khi tính toán cụ thể mức độ hao mòn này. Điều này dẫn việc định giá bán lại hoặc theo dõi các tài gặp nhiều vướng mắc.

Do đó việc trích khấu hao TSCĐ cần thiết và có ý nghĩa khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp cả về mặt tài chính và quản lý. Cụ thể:

  • Là biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo toàn tối ưu vốn cố định;
  • Thu hồi được đầy đủ số vốn cố định khi tài sản đó hết thời gian sử dụng;
  • Khấu hao là phần lượng hóa giá trị hao mòn của tài sản bằng tiền. Giá trị này được tính vào chi phí nên thường cũng được cộng vào giá bán sản phẩm. Tính khấu hao giúp xác định giá thành sản phẩm đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc tính toán trong các hoạt động đầu tư và tái sản xuất;

3. Phân loại chi phí khấu hao

Có 2 loại chi phí khấu hao như sau:

3.1. Chi phí khấu hao tài sản TSCĐ

TSCĐ là những loại tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Ví dụ: Ô tô tải; Máy móc; nhà xưởng,…

Tìm hiểu về Chuẩn mực kế toán TSCĐ hữu hình 

3.2. Chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình

TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Ví dụ: Bằng sáng chế; Phần mềm máy tính; Quyền sử dụng đất có thời hạn;…

Tìm hiểu về Chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình

4. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ. Bao gồm:

4.1. Khấu hao đường thẳng (khấu hao tuyến tính)

Đây là một trong các phương pháp thường được doanh nghiệp sử dụng. Theo phương pháp này TSCĐ sẽ được trích khấu hao theo định mức như nhau trong suốt thời gian sử dụng.

TSCĐ cố định được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng như sau:

4.1.1. Xác định mức trích khấu hao trung bình hằng năm

Mức trích khấu hao trung bình hằng năm = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian trích khấu hao

4.1.2. Xác định mức trích khấu hao trung bình hằng tháng

Mức trích khấu hao trung bình hằng tháng = Mức trích khấu hao trung bình hằng năm/12 tháng

Lưu ý: Đối với TSCĐ được mua về dùng ngay trong tháng, doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao theo tháng như sau:

Mức khấu hao trong tháng phát sinh =(Mức trích khấu hao theo tháng / Tổng số ngày của tháng phát sinh) x Số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng phát sinh – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

4.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Công thức:

Nội dung

Công thức

Mức trích khấu hao hằng năm

=

Giá trị còn lại của TSCĐ

x

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)

=

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%)

x

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%)

=

1/Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

x

100

Quy định về hệ số điều chỉnh

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm (t<=4 năm)

1,5

Trên 4 năm (t>năm)

2,0

4.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

4.3.1. Xác định mức trích khấu hao trong tháng

Nội dung

Công thức

Mức trích khấu hao trong tháng

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

x

Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm

Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm

=

Nguyên giá TSCĐ / Sản lượng theo công suất thiết kế

4.3.2. Xác định mức trích khấu hao trong năm

Mức trích khấu hao trong năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

Lưu ý:

Việc lựa chọn phương pháp trích khấu hao nào là do doanh nghiệp chủ động lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu quản lý. Đồng thời cần báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Mỗi TSCĐ chỉ được thay đổi 1 lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Hy vọng bài viết trên đã làm rõ được câu hỏi Khấu hao là gì? Cùng các phương pháp tính khấu hao theo quy định.

Phần mềm kế toán Kaike 

Trợ thủ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị:

  • Theo dõi tức thời dòng tiền, doanh thu, chi phí.
  • Quản lý và theo dõi công nợ của đơn vị.
  • Báo cáo thuế cùng báo cáo quản trị thông minh.
TRẢI NGHIỆM NGAY
https://kaike.vn/wp-content/themes/home
3721
post
Đăng nhập
x