Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

[Mới] Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính 2023 chi tiết từ A-Z

05:09 Chiều

-

27/03/2023

Báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện để nộp cho cơ quan thuế. Vậy cách lập báo cáo tài chính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.

Báo cáo tài chính là gì?

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính 2023 chi tiết từ A-Z

BCTC được ví như một bức tranh tổng thể phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong suốt một kỳ kế toán (thường là một năm). BCTC sẽ thể hiện được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu trên các loại báo cáo.

Báo cáo tài chính gồm những báo cáo nào?

BCTC là tên gọi chung cho bộ các loại báo cáo:

  • Báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ không bắt buộc mà chỉ khuyến khích lập đối với doanh nghiệp áp dụng theo thông tư 133/2016. Các doanh nghiệp áp dụng theo thông tư 200/2014 phải áp dụng bắt buộc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Thời hạn nộp BCTC là trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Vậy hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 là ngày 31/03/2023.

Hướng dẫn lập BCTC năm 2023

Không phải chờ đợi đến cuối năm hoặc kết thúc năm tài chính mới thực hiện việc lập báo cáo tài chính mà để lập được báo cáo tài chính thì cần những con số từ những số liệu chi tiết nhất của việc ghi chép, cập nhật dữ liệu hàng ngày của kế toán.

Do doanh nghiệp áp dụng những thông tư khác nhau thì sẽ có cách hạch toán các tài khoản và chế độ báo cáo khác nhau nên từ khi bắt đầu năm tài chính, kế toán cần nắm rõ doanh nghiệp mình đang áp dụng theo thông tư 133/2016 hay thông tư 200/2014. Nếu doanh nghiệp muốn thay đổi thông tư áp dụng cho doanh nghiệp thì có thể làm công văn lên cơ quan thuế.

Thu thập chứng từ kế toán

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính 2023 chi tiết từ A-Z 3

Như đã nói ở trên, để lập được báo cáo tài chính thì kế toán cần số liệu từ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Chứng từ kế toán chính là bằng chứng cho những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trước khi hạch toán kế toán, kế toán luôn phải tự hỏi chứng từ hay cơ sở, căn cứ nào để kế toán thực hiện hạch toán.

Chứng từ kế toán rất phong phú đa dạng: Chứng từ mua bán hàng là hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng, chứng từ tiền mặt là phiếu thu chi, chứng từ ngân hàng là sổ phụ, sao kê…Đó chỉ là những chứng từ chính. Ngoài ra còn có những chứng từ bổ sung cho chứng từ chính để thể hiện nghiệp vụ kinh tế thực sự có xảy ra tại doanh nghiệp.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp mua hàng hóa thì ngoài hóa đơn giá trị gia tăng của bên bán còn cần có phiếu xuất kho của bên bán thể hiện hàng đã xuất khỏi kho, biên bản giao nhận hàng hóa thể hiện hàng hóa đã được giao cho doanh nghiệp mình, phiếu nhập kho của doanh nghiệp thể hiện hàng hóa đã vào kho. Nếu đã thanh toán tiền cho bên bán thì cần có cả phiếu thu của bên bán.

Việc thu thập đầy đủ chứng từ cũng là một việc làm rất quan trọng của kế toán. Vì chứng từ là bằng chứng quan trọng thể hiện hạch toán là đúng.

Hạch toán kế toán

Khi đã có đầy đủ chứng từ kế toán, kế toán tiến hành hạch toán kế toán. Để hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán cần nắm vững nguyên lý kế toán. Tài khoản ghi nợ, ghi có, tăng, giảm ở bên nào.

Hạch toán có thể thực hiện trên sổ sách excel hoặc phẩn mềm kế toán. Hiện nay với sự phổ biến và sự tiện lợi của phần mềm kế toán cùng với giá cả phải chăng thì phần mềm kế toán được ưa chuộng để sử dụng hơn. Phần mềm kế toán cũng giúp kế toán giảm công sức làm việc thủ công.

Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh định kỳ theo tháng, quý

Các nghiệp vụ như phân bổ, khấu hao, tính giá xuất kho, giá thành sẽ được thực hiện định kỳ hàng tháng.

Các nghiệp vụ như kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân hay tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý. Các nghiệp vụ này cũng là cơ hội để kế toán kiểm tra, rà soát số liệu và chứng từ doanh nghiệp.

Rà soát kiểm tra và điều chỉnh dữ liệu

Sai sót vẫn tồn tại trong quá trình nhập liệu, hạch toán hàng ngày. Vì vậy mà để có số liệu chính xác, song song với việc hạch toán thì kế toán cũng cần kiểm tra, rà soát số liệu.

Kế toán cần kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết xem có nghi ngờ gì cần điều chỉnh hay không. Khi xem xét số liệu tổng hợp, kế toán sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về số liệu kế toán nên có thể dễ nhìn ra được điểm sai sót mà trong quá trình hạch toán không nhận ra.

Nếu phát hiện ra sai sót thì kế toán điều chỉnh để hoàn thiện dữ liệu.

Các nghiệp vụ kết chuyển tổng hợp cuối kỳ

Đây là những bút toán cuối cùng trong một kỳ kế toán. Thường có doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện các bút toán này theo tháng để theo dõi số liệu thường xuyên nhưng với nhiều doanh nghiệp nhỏ thì có thể cuối năm mới thực hiện các bút toán này.

Lập báo cáo tài chính

Khi đã có đầy đủ số liệu kế toán và số liệu chính xác thì kế toán lập báo cáo tài chính trên phần mềm HTKK theo các chỉ tiêu có sẵn. Sau đó thực hiện kết xuất dữ liệu ra file XML và nộp cho cơ quan thuế tại trang web thuế điện tử của tổng cục thuế tại địa chỉ: thuedientu.gdt.gov.vn

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4566
post
Đăng nhập
x