Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Mô tả công việc của kế toán chi phí trong doanh nghiệp

02:41 Chiều

-

20/06/2023

Kế toán chi phí giúp các nhà quản trị hiểu được chi phí vận hành của doanh nghiệp. Vậy công việc của họ bao gồm những gì? Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về kế toán chi phí.

1. Các công việc chính của kế toán chi phí

Mô tả công việc của kế toán chi phí trong doanh nghiệp

Kế toán chi phí là vị trí phụ trách việc xử lý, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các khoản chi phí trong doanh nghiệp.

Công tác kế toán chi phí là nhiệm vụ sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó liên quan đến việc xác định chi phí sản xuất, xác định giá bán, giảm chi phí, và kiểm soát hàng tồn kho. Các hoạt động này cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định đúng đắn về giá cả và chi phí sản xuất. Kế toán chi phí có trách nhiệm phân tích các chi phí này để đảm bảo chính xác số liệu. 

Họ cũng xác định những phần có thể cải tiến nhằm giảm chi phí hoặc tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các công việc chính của kế toán chi phí trong doanh nghiệp bao gồm: 

1.1. Xác định giá thành sản xuất của sản phẩm

Kế toán chi phí xác định và nắm bắt tất cả các chi phí (cả chi phí biến đổi và chi phí cố định) chi cho quy trình sản xuất, công việc, bộ phận hoặc dịch vụ. Từ đó giúp xác định chính xác chi phí sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

1.2. Hỗ trợ xác định giá bán

Như chúng ta đã biết, kế toán chi phí xác định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm, giúp công ty xác định giá bán sản phẩm của mình. Nhà quản lý doanh nghiệp có thể định giá bán phù hợp bằng cách cộng tỷ suất lợi nhuận vào chi phí sản xuất.

1.3. Kiểm soát và tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp

Kế toán chi phí kiểm tra tất cả các chi phí kinh doanh như vật liệu, lao động, các chi phí khác và chuẩn bị dữ liệu chi phí. Dữ liệu và thông tin sẽ giúp ban lãnh đạo kiểm soát hoặc cắt giảm các chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất.

1.4. Kiểm soát hàng tồn kho

Kế toán chi phí kiểm soát hàng tồn kho, ngăn chặn việc đặt hàng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu. Từ đó tạo điều kiện kiểm soát hàng tồn kho.

1.5. So sánh chi phí thực tế và dự toán

Một chức năng khác của kế toán chi phí là so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán bằng cách sử dụng các phương pháp tính chi phí khác nhau. Nó xác định nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế giúp người quản lý doanh nghiệp có biện pháp khắc phục và rút ngắn khoảng cách này.

1.6. Kế toán chi phí

Mô tả công việc của kế toán chi phí trong doanh nghiệp

Kế toán chi phí giúp kiểm soát các chi phí không cần thiết và xử lý sai nguyên vật liệu. Từ đó dẫn đến giảm chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận của công ty.

2. Yêu cầu đối với kế toán chi phí

Vị trí kế toán chi phí cần cả kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nhất định.

  • Kiến thức kế toán: Kế toán chi phí cần am hiểu nguyên lý kế toán cơ bản và nâng cao, cách sử dụng và áp dụng các tài khoản kế toán trong từng trường hợp thực tế. 
  • Kỹ năng tổng hợp, phân tích: Việc thường xuyên phân tích, tổng hợp và lập các loại báo cáo về chi phí đòi hỏi vị trí này cần kỹ năng tổng hợp, phân tích tốt.
  • Kỹ năng Excel: Kỹ năng này giúp kế toán nâng cao hiệu quả trong công việc.
  • Kỹ năng giao tiếp: Vị trí kế toán này thường xuyên phải làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp nên cần kỹ năng giao tiếp tốt.

3. Lưu ý khi làm kế toán chi phí

  • Kiểm soát chi phí cần có sự đối chiếu giữa chi phí thực tế, chi phí định mức và chi phí dự toán. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhằm tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp.
  • Để thực hiện kế toán chi phí tốt thì doanh nghiệp cần có quy trình về xét duyệt chi phí
  • Kế toán chi phí khác với kế toán tài chính. Kế toán chi phí phục vụ cho mục đích kiểm soát nội bộ. Vì vậy, họ cần tuân thủ quy trình nội bộ của doanh nghiệp nhiều hơn.
  • Để phục vụ cho công tác kế toán tài chính, kế toán chi phí có thể hỗ trợ bằng cách phân loại chi phí không hợp lý đối với thuế để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán.

>> Siêu ưu đãi! Có ngay phần mềm kế toán với 2.000.000đ

4. Mức lương của kế toán chi phí

Mước lương của kế toán chuyên trách mảng này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Quy mô phòng kế toán
  • Khối lượng công việc
  • Kinh nghiệm
  • Mức chi trả và lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Các chế độ đãi ngộ khác của doanh nghiệp (chế độ khác ngoài lương)

Mức lương trung bình của kế toán chi phí hiện nay giao động từ 10-15 triệu tùy doanh nghiệp. Ngoài ra, khi đàm phán lương ở vị trí này, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các chế độ khác ngoài lương. Vì có nhiều doanh nghiệp mức lương không cao nhưng chế độ thưởng và đãi ngộ lại rất tốt.

Trên đây bài viết đã cung cấp tổng quan về vị trí kế toán chi phí trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn có thể tìm được những thông tin hữu ích cho bản thân về vị trí này.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan: 

Kế toán chi phí tài chính? Gồm chi phí nào, hạch toán ra sao?

Kế toán chi phí bán hàng là gì? Chứng từ và cách hạch toán thế nào?

Kế toán chi phí khác là gì? Nắm vững cách hạch toán chi phí khác

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
5366
post