Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá

04:06 Chiều

-

27/02/2023

Nguyên giá tài sản cố định là gì?

Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng hoạt động.

Nguyên giá = Giá mua + Thuế + Chi phí liên quan

"<yoastmark 

Nguyên giá TSCĐ trong trường hợp mua mới

Trong trường hợp mua mới, giá mua là giá trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với mua mới hoặc giá thỏa thuận.

Nguyên giá TSCĐ trong trường hợp mua thanh lý, mua cũ

Trong trường hợp mua TSCĐ cũ, thanh lý, giá mua TSCĐ là giá mua trên hợp đồng, giá này xác định không liên quan đến nguyên giá và khấu hao của chủ sở hữu cũ tài sản cố định đó. Do đó, khi mua tài sản cố định cũ hoặc thanh lý, doanh nghiệp phải tham khảo giá cả thị trường theo thời điểm cụ thể. Ngoài ra, cần có biên bản bàn giao, biên bản xác nhận giá trị của tài sản cố định để làm căn cứ cho việc trích khấu hao sau này.

Nguyên giá TSCĐ là nhà cửa gắn liền với quyền sử dụng đất

Nếu tài sản cố định là nhà cửa gắn liền với quyền sử dụng đất thì phải tách riêng phần nhà cửa là tài sản cố định hữu hình còn quyền sử dụng đất là tài sản cố định vô hình. Trường hợp này cần theo dõi giá trị và trích khấu hao hai tài sản cố định riêng biệt.

Ví dụ như công ty mua một miếng đất kèm một căn nhà đã được xây dựng trên miếng đất đó để làm văn phòng công ty. Tổng giá trị là 5 tỷ. Vậy kế toán cần phải tách riêng, theo dõi, khấu hao giá trị của miếng đất 4.5 tỷ riêng và giá trị của căn nhà sử dụng làm văn phòng 500 triệu riêng chứ không theo dõi tổng là 5 tỷ cho cả miếng đất và văn phòng.

Nguyên giá TSCĐ trong trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng

Trong trường hợp doanh nghiệp tự xây dựng hoặc đầu tư xây dựng nên tài sản cố định thì nguyên giá tài sản cố định được xác định bằng giá trị quyết toán, nghiệm thu công trình.

Tóm lại, khi xác định nguyên giá TSCĐ thì cần có giấy tờ, biên bản làm việc chứng minh nguyên giá này được xác định một cách đúng đắn.

Các chi phí được tính vào nguyên giá TSCĐ

Các chi phí được tính vào giá trị tài sản cố định trong trường hợp các chi phí này liên quan đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Ví dụ như một hệ thống máy móc cần qua quá trình chạy thử thì mới đưa vào hoạt động, chi phí chạy thử này được tính vào nguyên giá TSCĐ. Đối với ô tô mua mới thì các chi phí như lệ phí trước bạ, phí kiểm định xe đều được tính vào nguyên giá TSCĐ.

Các chi phí khác nếu muốn được tính vào nguyên giá tài sản cố định thì các chi phí đó phải chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương  của tài sản cố định. Có hai loại chi phí thường được xét đến đó là chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp tài sản cố định.

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng sẽ không được tính vào nguyên giá tài sản cố định mà chỉ được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vì bản chất chi phí này chỉ khôi phục lại trạng thái hoạt động như ban đầu hoặc đảm bảo cho việc tài sản cố định hoạt động bình thường. Việc này không làm tăng giá trị lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản cố định.

Ngược lại, chi phí nâng cấp tài sản cố định sẽ làm tăng giá trị lợi ích kinh tế của tài sản đó nên được ghi nhận thẳng vào nguyên giá của tài sản cố định. Doanh nghiệp cần đánh giá lại giá trị của tài sản cố định sau nâng cấp để ghi nhận lại giá trị và thay đổi mức khấu hao tài sản cố định.

Đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định

Theo quy định của nhà nước, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá lại nguyên giá TSCĐ như nâng cấp tài sản cố định, các hoạt động làm giảm giá trị của tài sản cố định, xác định lại giá trị doanh nghiệp, tài sản cố định của doanh nghiệp cần dùng cho hoạt động đầu tư ra bên ngoài.

Nhưng thực tế, nguyên giá TSCĐ sẽ có sự khác biệt khi so sánh giá trị còn lại trên sổ sách và giá trị thực tế theo thị trường, nguyên nhân là do: hao mòn thực tế vượt mức khấu hao theo sổ sách, tài sản mua về không sử dụng do hoạt động thời vụ, sự thay đổi về công nghệ nhanh chóng…

Do đó, có thể thấy rằng, việc đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định theo thực tế là việc làm cần thiết để doanh nghiệp xác định đúng giá trị của tài sản cố định, từ đó xác định đúng giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần định kỳ đánh giá lại tài sản cố định để phục vụ cho chính doanh nghiệp chứ không phải khi nào “chạm” tới những quy định của nhà nước thì doanh nghiệp mới làm việc này.

Khi đánh giá lại TSCĐ, doanh nghiệp cần lập hội đồng đánh giá và có biên bản, quyết định cụ thể để xác định lại nguyên giá TSCĐ chính xác nhất.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “nguyên giá tài sản cố định”

Nguyên giá TSCĐ xe ô tô Tính nguyên giá TSCĐ nhập khẩu
Bài tập xác định nguyên giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ có bao gồm vật không
Nguyên giá TSCĐ theo Thông tư 200 Nguyên giá TSCĐ có tính thuế (không)
Tính nguyên giá TSCĐ theo phương pháp khấu trừ Nguyên giá TSCĐ vô hình

Bài viết liên quan

Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định

Nội dung chuẩn mực kế toán số 04 – tài sản cố định vô hình

Nội dung của chuẩn mực kế toán 03 – tài sản cố định hữu hình

 

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4276
post
Đăng nhập
x