03:48 Chiều
-15/09/2023
Nguyên tắc cơ sở dồn tích đặc biệt quan trọng giúp các doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Cùng Kaike tìm hiểu chi tiết nguyên tắc cơ sở dồn tích là gì và các ví dụ liên quan trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc cơ sở dồn tích nói một cách dễ hiểu là một phương tiện dùng để ghi nhận giá trị doanh thu, chi phí và nguồn vốn tài sản được sử dụng trong kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ dựa trên nguyên tắc dự chi – dự thu. Tức, kế toán cơ sở dồn tích bản thân nó đã thể hiện đầy đủ và phản ánh kịp thời mức chi phí hoặc giá trị lợi nhuận phát sinh trong tương lai và hiện tại.
Vì vậy mà cơ sở dồn tích đóng vai trò như một cỗ máy hạch toán mà nhân vật chính ở đây là giá trị doanh thu, chi phí và nguồn vốn tài sản được sử dụng trong kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ dựa trên nguyên tắc dự chi – dự thu .Ngoài ra tài cơ sở dồn tích còn hoạt động dưới hình thái là thước đo giá trị và biến động tăng giảm của các nguồn lợi thuận trong giao dịch kinh doanh.
Cơ sở dồn tích được thực hiện theo 5 nguyên tắc, bao gồm những nội dung như sau:
Công ty A hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
NV1: Ngày 1/7/N Kế toán xuất hóa đơn đầu ra bán 1 lô hàng tổng tiền hàng là 100tr chưa bao gồm thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã trả 60 tr bằng chuyển khoản.
Theo cơ sở dồn tích tại ngày 1/7/N, kế toán ghi nhận doanh thu là 100tr. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 112: 60 tr
Nợ TK 131: 50 tr
Có TK 511: 100 tr
Có TK 33311:10 tr
>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 167.000đ/THÁNG
NV2: Ngày 1/7/N công ty chuyển khoản thanh toán tiền thuê văn phòng quý 3 năm N là 60tr. Theo cơ sở dồn tích thì mỗi tháng chỉ phản ánh vào chi phí là 10tr.
Tức là tại ngày 1/7/N kế toán định khoản:
Nợ TK 242: 60tr
Có TK 112: 60tr
Và định kì cuối mỗi tháng 7,8,9, kế toán phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng:
Nợ TK 642: 20tr
Có TK 242: 20tr
Trong trường hợp này, lô hàng hóa được mua và nhập kho vào ngày 01/12/N với giá trị 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm N, lô hàng này vẫn chưa được xuất kho. Điều này có nghĩa là lô hàng vẫn nằm trong kho của doanh nghiệp và chưa được bán đi.
Tại ngày 31/12/N, giá trị thị trường của lô hàng hóa này đã giảm xuống còn 90 triệu đồng. Điều này có thể do thay đổi trong thị trường, sự mất giá của hàng hóa theo thời gian hoặc các yếu tố khác.
Trong năm N, doanh nghiệp quyết định xuất bán 60% lô hàng hóa đó. Tổng giá trị bán hàng thực tế trong năm N là 150 triệu đồng. Trong số này, khách hàng đã thanh toán ngay bằng tiền mặt 100 triệu đồng, còn lại là 50 triệu đồng sẽ được thanh toán vào năm N2.
Theo nguyên tắc kế toán dồn tích, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu năm N1 của lô hàng hóa đã được bán là 150 triệu đồng. Điều này có nghĩa là doanh thu được ghi nhận vào năm N1, mặc dù thực tế việc thanh toán đối với 50 triệu đồng sẽ diễn ra trong năm N2.
Trong trường hợp này, công ty A đã bán một lô hàng cho công ty B vào ngày 15/04/2023 với giá trị 700.000.000 VND.
Công ty B đã nhận hàng và thanh toán cho công ty A vào ngày 25/04/2023 số tiền là 500.000.000 VND. Số tiền còn lại là 200.000.000 VND sẽ được thanh toán vào ngày 29/04/2023.
Theo nguyên tắc kế toán dồn tích, công ty A sẽ hạch toán vào thời điểm công ty A bán hàng cho công ty B vào ngày 15/04/2023. Điều này có nghĩa là công ty A ghi nhận doanh thu từ việc bán hàng vào ngày 15/04/2023, ngay khi giao dịch bán hàng được thực hiện, dù việc thanh toán số tiền còn lại xảy ra sau đó vào ngày 29/04/2023.
Trên đây là cái nhìn tổng quan về nguyên tắc cơ sở dồn tích và ứng dụng của nó trong lĩnh vực kế toán. Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo tính đúng đắn và minh bạch của thông tin tài chính mà còn giúp tạo ra cơ sở để phân tích và đưa ra quyết định kinh doanh. Việc nắm vững và áp dụng đúng nguyên tắc cơ sở dồn tích sẽ mang lại lợi ích lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính của mình.
Phần mềm kế toán Kaike
Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị
Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị
Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu
Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán
Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng
Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị
Nguyên tắc và cách hạch toán Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Nguyên tắc kế toán là gì? 7 nguyên tắc kế toán quan trọng mà mỗi kế toán cần nắm vững
Hóa đơn chuyển đổi là gì? Nguyên tắc khi chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin dưới đây để khởi tạo tài khoản
Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại / email.
Vui lòng kiểm tra tin nhắn và nhập mã OTP vào ô bên dưới
THÔNG BÁO
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin tài khoản dưới đây