06:06 Chiều
-01/06/2023
Tài khoản 532 là gì? Cách hạch toán tài khoản 532 – giảm giá hàng bán, quy định mới về việc theo dõi giảm giá hàng bán tên tài khoản 532 như thế nào? Mời bạn đọc cùng Kaike tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trước đây tài khoản 532 dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán do sản phẩm bị mất phẩm chất, không đúng quy cách theo quy định. Tài khoản 532 chỉ được sử dụng để phản ánh các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã phát hành hoá đơn giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, hiện nay theo theo thông tư 200, tài khoản 532 không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó các khoản giảm giá hàng bán do chưa đúng quy cách hay phẩm chất sẽ được hạch toán gộp chung vào tài khoản 521 – các khoản giảm trừ doanh thu.
Đối với doanh nghiệp áp dụng thông tư 133, tài khoản 532 cũng không được sử dụng mà thay vào đó khoản giảm giá hàng bán này sẽ được hạch toán vào bên Nợ TK 511, nghĩa là khoản này trực tiếp ghi giảm doanh thu cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về việc xác định các khoản giảm trừ doanh thu với nguyên nhân chính là hàng lỗi, hàng kém chất lượng, không đúng quy cách theo tài khoản 532 trước kia nhưng cách hạch toán đều sẽ sử dụng theo thông tư 200, nghĩa là hạch toán vào tài khoản 521.
Trong trường hợp nếu hóa đơn giá trị gia tăng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán rồi nghĩa là giá trên hóa đơn giá trị gia tăng là giá đã được giảm trừ thì kế toán sẽ không theo dõi riêng khoản giảm giá hàng bán trên tài khoản 5213.
Kế toán chỉ sử dụng tài khoản 5213 để phán ánh khoản giảm giá hàng bán ngoài hóa đơn giá trị gia tăng, tức là đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng, ghi nhận doanh thu… sau đó mới thực hiện giảm giá hàng bán do hàng hóa kém chất lượng, phẩm chất, sai quy cách. Khi đó kế toán sẽ phản ánh khoản giảm giá hàng bán vào tài khoản 5213 để theo dõi riêng.
Bên Nợ của tài khoản này thể hiện các khoản giảm giá hàng bán mà doanh nghiệp đã chấp thuận cho khách hàng do hàng hóa bán ra bị kém phẩm chất, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Bên Có của tài khoản này thể hiện phần kết chuyển số tiền giảm giá hàng bán trong kỳ sang Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 5213 không có số dư đầu kỳ do đã kết chuyển hết sang tài khoản 511. Đây cũng là tài khoản đầu 5 – tài khoản doanh thu nên không có số dư đầu kỳ.
Do đó, kế toán cần lưu ý để kiểm tra lại tài khoản này trước khi lập báo cáo tài chính.
Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán theo giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) theo số thuế giá trị gia tăng của hàng bán phải giảm giá
Có các TK 111, 112, 131,. . .theo tổng giá trị hàng bán được giảm giá
Nợ TK 5213 – Giảm giá hàng bán theo theo tổng giá trị hàng bán được giảm giá
Có các TK 111, 112, 131,. . .theo tổng giá trị hàng bán được giảm giá
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá trị hàng bán được giảm giá trong kỳ
Có TK 5213 – Giảm giá hàng bán theo giá trị hàng bán được giảm giá trong kỳ
Hệ thống tài khoản theo thông tư 133, không có tài khoản 5213. Do đó, khi có chứng từ xác định chắc chắn khoản giảm trừ doanh thu do giảm giá hàng bán cho người mua về hàng hóa kém, mất phẩm chất, sai quy cách hợp đồng, kế toán ghi Nợ TK 511 tức là ghi giảm trực tiếp trên tài khoản doanh thu.
Tóm lại:
Khoản giảm giá hàng bán hiện nay không còn theo dõi trên tài khoản 532 nữa mà theo dõi trên tài khoản 5213 theo thông tư 200. Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách xác định và ghi nhận khoản giảm giá hàng bán trong từng trường hợp.
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin dưới đây để khởi tạo tài khoản
Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại / email.
Vui lòng kiểm tra tin nhắn và nhập mã OTP vào ô bên dưới
THÔNG BÁO
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin tài khoản dưới đây