Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định

10:01 Sáng

-

15/02/2023

Tài sản cố định là gì? Tài sản cố định là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp. Thông thường, tài sản cố định phải khấu hao trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy tiêu chuẩn nào để ghi nhận tài sản cố định và quy định nào về việc khấu hao tài sản cố định. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Theo chuẩn mực kế toán về tài sản cố định, một tài sản phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây thì tài sản đó được ghi nhận là tài sản cố định:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó
  • Tài sản có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
  • Nguyên giá của tài sản từ 30 triệu đồng trở lên

Đối với những tài sản qua mua sắm, phải qua quá trình lắp đặt, chạy thử mới đưa vào sử dụng thì sau quá trình đó tài sản đó mới được ghi nhận là tài sản cố định.

Đối với những tài sản không trực tiếp đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhưng thông qua việc sử dụng tài sản đó, doanh nghiệp có thể đạt được lợi ích kinh tế khi sử dụng tài sản khác. Điển hình là các tài sản phục vụ cho việc bảo vệ an ninh cho doanh nghiệp. Các tài sản này sẽ được ghi nhận là tài sản cố định nếu nguyên giá của tài sản sản đó không lớn hơn lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản đó.

Một hệ thồng gồm là tài sản gồm các bộ phận liên kết với nhau nhưng nếu một trong các bộ phận đó bị thiếu thì sẽ làm cho tất cả hệ thống ngừng hoạt động thì cả hệ thống được xác định là một tài sản cố định. Ngược lại, nếu việc thiếu một trong các bộ phận đó không ảnh hưởng đến việc hoạt động của hệ thống thì hệ thống đó được ghi nhận gồm nhiều tài sản cố định khác nhau để quản lý và trích khấu khao.

Việc tính toán được lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản mang lại không dễ dàng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán và xem xét thực sự giá trị mà tài sản mang lại trước khi ghi nhận đó là tài sản cố định.

Nguyên giá tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí bỏ ra cho đến thời điểm sẵn sàng đưa tài sản cố định đó vào sử dụng.

Các chi phí liên quan đến việc hoàn thành lắp đặt, chạy thử và sẵn sàng đưa tài sản cố định vào sử dụng được tính vào nguyên giá tài sản cố định.

Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận nguyên giá tài sản cố định mà chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó thì chi phí đó cũng được ghi nhận tăng thêm vào nguyên giá tài sản cố định. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện đó thì không được ghi nhận tăng vào nguyên giá tài sản cố định mà được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Ví dụ như các chi phí liên quan đến sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định sẽ không được tính vào nguyên giá tài sản cố định. Do các chi phí này được sử dụng để duy trì công năng hiệu suất hoạt động của tài sản cố định như ban đầu nên chi phí này không làm tăng lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản đó.

Có thể dựa trên khả năng sử dụng và hoạt động của tài sản cố định mà đánh giá lại giá trị của tài sản cố định hằng năm.

Phân loại tài sản cố định

Phân loại tài sản cố định

Có nhiều cách để phân loại tài sản cố định nhưng bài viết sẽ chỉ đề cập đến cách phân loại theo hình thái. Mục đích của việc phân loại tài sản cố định chủ yếu phục vụ cho việc quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

Dựa theo hình thái thì tài sản cố định được phân loại thành tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, ví dụ như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, cây lâu năm, sức vật làm việc hoặc cho ra sản phẩm…

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, ví dụ như phần mềm, quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu của đơn vị…

Thường việc xác định nguyên giá của tài sản cố định hữu hình sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với tài sản cố định vô hình. Ví dụ như việc xác định nguyên giá của thương hiệu đơn vị sẽ rất khó khăn và nếu có xác định được nguyên giá của tài sản này thì nó cũng phải thường xuyên được đánh giá lại do sự thay đổi thường xuyên của thị trường.

Đọc thêm bài viết: Nội dung chuẩn mực kế toán số 04 – tài sản cố định vô hình

Quy định về khấu hao tài sản cố định

Các phương pháp khấu hao được đưa ra bao gồm:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Thường các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để đơn giản nhưng việc sử dụng phương pháp này có thể không phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy mà doanh nghiệp cần tìm ra phương pháp khấu hao phù hợp với tình hình của doanh nghiệp mình.

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được quy định trong thông tư 45/2013/TT-BTC. Thông tư không quy định thời gian cụ thể mà chỉ quy định khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể áp dụng để trích khấu hao. Vì vậy mà doanh nghiệp cần lưu ý về việc áp dụng linh hoạt, phù hợp thời gian này và có bằng chứng cụ thể về việc tại sao lại lựa chọn thời gian khấu hao như vậy.

Đối với tài sản cố định ngưng hoạt động do việc sản xuất kinh doanh theo thời vụ hoặc theo dây chuyền thì doanh nghiệp cần phải ngừng việc trích khấu hao tài sản cố định đó. Nếu doanh nghiệp không ngừng trích khấu hao trong khoảng thời gian đó, khi kiểm tra thuế, doanh nghiệp sẽ bị loại chi phí trích khấu hao ra khỏi phần chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xem xét đánh giá lại thời gian khấu hao hằng năm trong các trường hợp đặc biệt do việc đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định.

Phần mềm kế toán Kaike 

Trợ thủ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị:

  • Theo dõi tức thời dòng tiền, doanh thu, chi phí.
  • Quản lý và theo dõi công nợ của đơn vị.
  • Báo cáo thuế cùng báo cáo quản trị thông minh.
TRẢI NGHIỆM NGAY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “tài sản cố định là gì”

Định khoản tài sản cố định Tài khoản tài sản cố định
Ví dụ tài sản cố định Tài sản cố định đang dụng
Tài sản cố định là gì Quy định về tài sản cố định
Tài sản cố định bao nhiều tiền Nguyên giá tài sản cố định

Bài viết liên quan

Nội dung chuẩn mực kế toán số 04 – tài sản cố định vô hình

Nội dung của chuẩn mực kế toán 03 – tài sản cố định hữu hình

Hao mòn lũy kế là gì? Cách tính giá trị hao mòn tài sản cố định

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4200
post
Đăng nhập
x