Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Giới thiệu thông tư 45/2018/TT-BTC về Tài sản cố định trong các đơn vị, cơ quan nhà nước

11:20 Sáng

-

28/02/2023

Giới thiệu thông tư 45/2018/TT-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tscđ trong các đơn vị, cơ quan nhà nước

Đối tượng áp dụng thông tư 45

Thông tư 45/2018/TT-BTC áp dụng cho việc quản lý, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định sử dụng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Ngoài ra thông tư này còn áp dụng cho tài sản cố định mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, dù đó là doanh nghiệp có thành phần vốn nhà nước hay không.

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định

Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

  • Về mặt giá trị: tài sản cố định đó phải xác định được nguyên giá từ mười triệu đồng trở lên
  • Về mặt thời gian: tài sản cố định đó phải xác định được thời gian sử dụng từ một năm trở lên

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình và yêu cầu quản lý thực tế mà các cơ quan nhà nước hoặc người đứng đầu các cơ quan nhà nước có thể ban hành danh mục các tài sản cố định dù tài sản đó chưa thỏa mãn hai điều kiện trên.

Qua đây, có thể thấy được, đối với các cơ quan nhà nước cần ít tiêu chuẩn để ghi nhận một tài sản là tài sản cố định so với doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do bản chất nhà nước không phải là thực thể hoạt động để tìm kiếm lợi nhuận, mục đích chính trong việc ban hành quy định này vẫn là quản lý và phòng tránh thất thoát tài sản cố định nhiều nhất có thể.

Giới thiệu thông tư 45/2018/TT-BTC về Tài sản cố định trong các đơn vị, cơ quan nhà nước

Giới thiệu thông tư 45/2018/TT-BTC về Tài sản cố định trong các đơn vị, cơ quan nhà nước

Tài sản cố định đặc thù

Một điểm khác biệt nữa đối với tài sản cố định trong đơn vị sự nghiệp công lập so với các doanh nghiệp khác đó là tài sản cố định đặc thù.

Đó là các tài sản cố định cần quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật như cổ vật, hiện vật trong bảo tàng… nhưng không xác định được giá trị hay thương hiệu không xác định được chi phí hình thành.

Nguyên giá của các tài sản cố định đặc thù được quy ước là mười triệu đồng.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Trường hợp mua sắm, nhận bàn giao, điều chuyển, cho tặng, khuyến mãi, kiểm kê phát hiện thừa, nguyên giá tài sản cố định được xác định theo công thức:

Nguyên giá =

Giá mua trên hóa đơn, giá ghi trên biên bản bàn giao, điều chuyển, giá trị được cho tặng khuyến mãi, giá trị trên biên bản kiểm kê

+ Thuế, phí, lệ phí theo quy định của nhà nước

+ Các chi phí đến khi đưa tài sản vào sử dụng, chi phí khác

  • Chiếu khấu, các khoản thu hồi khác về sản phẩm, phế liệu, chạy thử

Trường hợp tài sản cố định hình thành từ đầu tư, xây dựng, nguyên giá tài sản cố định là giá trị quyết toán công trình xây dựng do người có thẩm quyền phê duyệt.

Nguyên giá tài sản cố định vô hình

Là toàn bộ các chi phí mà các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan nhà nước bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định đó trừ quyền sử dụng đất.

Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất được quy định riêng tại khoản 1,2 điều 8 trong thông tư.

Đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định được đánh giá lại khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nâng cấp hoặc tháo dỡ tài sản cố định. Nói chung đó là các hoạt động làm thay đổi giá trị hoặc lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản cố định đó mang lại.

Khi phát sinh việc đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cần lập biên bản cụ thể về thời điểm đánh giá lại tài sản cố định, giá trị tài sản cố định sau khi đánh giá lại để thực hiện thay đổi trong việc ghi sổ sách kế toán kịp thời.

Tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định hiện có tại các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan nhà nước đều phải tính hao mòn tài sản cố định trừ một số trường hợp đặc biệt:

  • Tài sản cố định không phải tính hao mòn mà sẽ thực hiện trích khấu hao
  • Tài sản cố định không tính hao mòn và không trích khấu hao.

Tính hao mòn cho tài sản cố định

Như đã nói ở trên thì đa số các tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước đều phải tính hao mòn. Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. 

Thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định được quy định rõ trong phụ lục số 01 của thông tư này.

Trích khấu hao cho tài sản cố định

Các tài sản cố định sử dụng trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo được việc thu chi của đơn vị hoặc phải tính đủ khấu hao vào giá dịch vụ.

Việc thực hiện trích khấu hao thực hiện tương tự như đối với các doanh nghiệp vì các đơn vị này có hoạt động kinh doanh nên có doanh thu, chi phí như các doanh nghiệp bình thường khác.

Tài sản cố định không phải tính hao mòn, không trích khấu hao

Tài sản cố định đặc thù thì không phải tính hao mòn và không trích khấu hao. Ngoài ra còn có tài sản cố định bảo quản, cất giữ hộ Nhà nước, tài sản cố định đã khấu hao hoặc tính hết hao mòn, hoặc tài sản cố định chưa trích hết khấu hao và tính hao mòn nhưng bị hỏng…

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “thông tư 45”

thông tư 45 2019 tt-btc về khấu hao tscđ Thông tư 162 khấu hao tài sản cố định
Thông tư 45 khấu hao Thông tư khấu hao tài sản cố định mới nhất
thông tư 45/2018/tt-btc Thông tư 45 mới nhất
Quy định về tài sản cố định trong đơn vị HCSN tải thông tư 45/2018/tt-btc

Bài viết liên quan

Hao mòn tài sản cố định – Khái niệm và 3 phương pháp tính

Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá

Tài sản cố định là gì? Phân loại và quy định về khấu hao tài sản cố định

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4309
post