Bộ Tài chính đã lập kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 11/2021 và giai đoạn 2 từ tháng 4/2022. Nắm bắt thông tin mới về việc sử dụng hóa đơn điện tử là cần thiết đối với doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin này qua nội dung dưới đây.
Mục lục
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn, chứng từ theo quy định tại Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ bao gồm:
1. Một số nội dung về hóa đơn điện tử gồm:
Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn điện tử; chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác; xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót; hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
2. Một số nội dung về hóa đơn giấy gồm:
Tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn do Cục Thuế đặt in, ký hiệu mẫu số hóa đơn là tem, vé, thẻ do Cục Thuế đặt in.
3. Sử dụng biên lai, chứng từ.
4. Hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.
Đối tượng áp dụng hướng dẫn tại Thông tư này là tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022. Theo đó, hóa đơn điện tử áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 01/7/2022.
Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư 78/2021/TT-BTC và của Nghị định 123/2020/NĐ-CP trước ngày 01/7/2022.
Mặc dù thời hạn bắt buộc 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử là tháng 07/2022, tuy nhiên để đẩy mạnh tiến trình kế hoạch, Tổng cục Thuế đưa ra chủ trương triển khai hóa đơn điện tử theo 2 giai đoạn:
Như vậy, tới thời điểm hiện tại, đã có 6 địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai kế hoạch áp dụng hóa đơn điện tử ngay từ tháng 11/2021.
Theo đó, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ cho bên thứ ba. Bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.
Việc ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. (Quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2000/NĐ-CP).
Là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:
Là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử. Phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:
Trước đây, Thông tư 68/2019/TT-BTC không có quy định về hóa đơn điện tử bán tài sản công; hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia. Thông tư 78 mới đã bổ sung hướng dẫn về 02 loại hóa đơn này.
Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free
a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai;
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;
c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh. Nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên. Nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ;
Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác). Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên. Nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.
Người bán chuyển dữ liệu hóa đơn bán xăng dầu trong ngày. Theo quy định tại điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận thì người bán lập hóa đơn điện tử đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi người mua. Đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Người bán được lựa chọn để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót;
Hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào
Thời hạn:
Chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;
Thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu
Trường hợp theo quy định hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.
Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn điện tử có sai sót:
Kế toán điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
>>Tham khảo webinar Giải đáp thắc mắc về điều chỉnh hóa đơn điện tử và công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo quy định tại Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã là: Doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh.
Cụ thể, các đối tượng này bao gồm cả các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ hàng tiêu dùng, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, dịch vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác.
– Tên, địa chỉ và mã số thuế người bán
– Thông tin của người mua: mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế nếu người mua yêu cầu
– Thông tin về hàng hóa, dịch vụ: Tên, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Nếu tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì phải ghi rõ giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, thuế suất GTGT, tiền thuế GTGT và tổng tiền thanh toán có thuế GTGT.
– Thời điểm lập hóa đơn
– Mã của cơ quan thuế
Mã của cơ quan thuế sẽ được cấp tự động theo dải ký tự cho từng cơ sở kinh doanh khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế và đảm bảo không bị trùng lặp.
Việc áp dụng hoá đơn điện tử góp phần hạn chế các hành vi gian lận về hoá đơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều chi phí. Ví dụ: giấy, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn,… Cũng như có thể sử dụng các ứng dụng kết nối tự động mà không cần lập các báo cáo thủ công như trước.
Do đó, các doanh nghiệp cần cập thông tư liên quan. Đồng thời chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng yêu cầu của Bộ tài chính. Tìm hiểu các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử để cũng là một công việc cần thiết.
Phần mềm kế toán Kaike