Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Tính thuế theo phương pháp khoán cho hộ, cá nhân kinh doanh

01:53 Chiều

-

24/12/2021

Tính thuế theo phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh. Mức thuế khoán phải nộp dựa vào doanh thu hàng năm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin tới bạn đọc về cách tính và đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán.

Cách xác định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán

Đối tượng nào phải nộp thuế khoán?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 và Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế khoán áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ 02 trường hợp sau:

  • Hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai.
  • Cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Các quy định về kê khai, nộp thuế khoán

  • Hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán không phải thực hiện chế độ kế toán.
  • Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, hợp đồng, chứng từ, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.
  • Mức doanh thu phải nộp thuế khoán là trên 100 triệu đồng/năm dương lịch.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán:

  • Nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày 15/12 năm trước liền kề năm tính thuế.
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh; hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô.
  • Riêng trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.

Căn cứ xác định thuế khoán:

  • Hồ sơ khai thuế do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế.
  • Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
  • Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế cấp xã (xã, phường, thị trấn).
  • Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.

Cách tính thuế theo phương pháp khoán

“Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Nguyên tắc tính thuế khoán:

Các loại thuế mà hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp trong năm:

Hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu nhỏ hơn 100 triệu đồng/năm thì sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

Nếu doanh thu lớn hơn 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế khoán hàng tháng. Bao gồm thuế GTGT, thuế TNCN.

Nếu kinh doanh không trọn năm thì được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

Trường hợp hộ kinh doanh hoạt động không đủ 1 năm dương lịch (12 tháng):

  • Hộ kinh doanh mới thành lập, mới ra kinh doanh, sản xuất;
  • Hộ kinh doanh hoạt động theo thời vụ, không thường xuyên;
  • Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh.

Công thức tính thuế khoán:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính thuế xem tại: Quy định về doanh thu tính thuế và tỷ lệ tính thuế – nộp thuế theo phương pháp kê khai

Việc tính toán và nộp thuế khoán của các hộ kinh doanh rất đơn giản. Không có nhiều khó khăn trong quá trình này. Chính vì vậy, nhà nước không phải tốn nhiều chi phí cho việc tính toán cũng như thu thuế. Từ đó, nhanh chóng thu được số tiền thuế phù hợp với quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đọc thêm bài viết: Thông tư mới về việc áp dụng hóa đơn điện tử 

Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free 

Hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ tham gia chuyển đổi số kế toán, GMO thực hiện chương trình tặng miễn phí phiên bản Kaike Free

TRẢI NGHIỆM NGAY
https://kaike.vn/wp-content/themes/home
2168
post
Đăng nhập
x