Dưới đây là một số điểm mới về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ với công chức ngạch kế toán theo Thông tư 77/2019/TT-BTC. Cùng Kaike.vn tổng hợp các hạng chức danh nghề nghiệp kế toán theo từng chức trách và nhiệm vụ trong bài viết sau đây.
1. Kế toán viên cao cấp (mã số ngạch 06.029)
Đây là công chức có chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán. Bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục tương đương tại các Bộ, ngành ở Trung ương. Thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán. Kế toán viên cao cấp giúp lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.
1.1. Nhiệm vụ hạng chức danh nghề nghiệp kế toán cao cấp
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán. Nghiên cứu các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán đối với ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành. Đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
- Chủ trì xây dựng tài liệu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo. Bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác kế toán.
- Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán. Kiểm tra nghiệp vụ kế toán.
- Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm. Đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ. Sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn.
1.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật. Nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;
- Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước, luật pháp quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách. Chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án liên quan đến công tác kế toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Có chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán. Nắm được phương pháp, xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước & quốc tế.
- Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.
1.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính. Hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
2. Kế toán viên chính (mã số ngạch 06.030)
Kế toán viên chính là công chức tại các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ cấp huyện trở lên. Kế toán viên thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán. Đồng thời giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý nghiệp vụ kế toán ở đơn vị hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán tại đơn vị.
2.1. Nhiệm vụ hạng chức danh nghề nghiệp kế toán viên chính
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật vế kế toán. Xét duyệt hệ thống kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị, ngành hoặc lĩnh vực kế toán nhà nước.
- Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm. Đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ kế toán áp dụng. Tổng hợp báo cáo lên cấp trên.
- Tổ chức, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán. Đề xuất các biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh, nhằm đảm bảo việc quản lý thống nhất công tác kế toán của đơn vị, ngành, lĩnh vực.
- Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên.
2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và phương hướng chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ kế toán. Nắm chắc công tác kế toán của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán.
- Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các quy định của pháp luật khác về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính. Thống kê và thông tin kinh tế có liên quan.
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng hoàn thiện thể chế. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện trong lĩnh vực kế toán; các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước.
- Nắm vững hệ thống kế toán ngành, lĩnh vực khác; quy trình tổ chức công tác kế toán. Có khả năng quản lý và tổ chức điều hành tốt công tác kế toán ở đơn vị, ngành, lĩnh vực. Nắm được những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý. Am hiểu thực tiễn sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, tình hình kinh tế – xã hội, hoạt động quản lý đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán;
- Tổ chức triển khai các quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ, phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị, ngành, lĩnh vực.
2.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo. Chứng chỉ bồi dưỡng có thẩm quyền đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.
- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
>> Chỉ 167.000đ/THÁNG – Tiết kiệm gấp đôi thời gian cho kế toán
3. Kế toán viên (mã số ngạch 06.031)
Kế toán viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, thực hiện các công việc của một hoặc nhiều phần hành kế toán hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán ở đơn vị.
3.1. Nhiệm vụ hạng chức danh nghề nghiệp kế toán viên
- Ghi chép, tính toán, tổng hợp và phân tích số liệu kế toán. Phục vụ cho các phần hành, phần việc phụ trách, cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành tại đơn vị;
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán. Lập báo cáo tài chính. Báo cáo kế toán quản trị. Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Cung cấp thông tin thuộc phần hành, phần việc được phân công hoặc phụ trách.
- Triển khai thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo quy định.
- Tổ chức phân tích. Đánh giá tình hình quản lý. Sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách. Đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí.
- Tham gia nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán, các văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ nghiệp vụ kế toán.
3.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan;
- Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán. Các chế độ kế toán áp dụng trong ngành, lĩnh vực kế toán nhà nước.
- Biết phương pháp nghiên cứu, đề xuất triển khai hoặc bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ. Tổng kết cải tiến nghiệp vụ quản lý. Nắm được xu thế phát triển nghiệp vụ trong nước và quốc tế.
- Biết tổ chức triển khai các hoạt động về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ. Nắm được phương pháp quản lý và điều hành đối với nhiệm vụ kế toán trong đơn vị.
- Có khả năng tiếp thu. Nắm bắt và kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hiện đại để trao đổi. Sử dụng các tài liệu kế toán, thông tin kế toán, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử.
3.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo. Chứng chỉ bồi dưỡng có thẩm quyền đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.
- Có chứng chỉ tin học trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Điều này được quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
4. Kế toán viên trung cấp (mã số ngạch 06.032)
Kế toán viên trung cấp làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở trong các cơ quan. Tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Thực hiện các công việc kế toán ở đơn vị có khối lượng kế toán không lớn hoặc một phần hành kế toán ở đơn vị kế toán.
4.1. Nhiệm vụ hạng chức danh nghề nghiệp kế toán viên trung cấp
- Thu thập, kiểm tra, xử lý chứng từ, phân loại chứng từ. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công phụ trách.
- Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuộc phần hành, phần việc được phân công phụ trách.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị và báo cáo khác hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công từng phần việc kế toán. Chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.
- Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê. Tham gia kiểm kê tài sản. Hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách.
- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách.
4.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm được các chế độ, quy định kế toán ngành, lĩnh vực. Nắm được các quy định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong đơn vị, trong ngành.
- Hiểu rõ và tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, nguyên lý kế toán, các chế độ tài chính, thống kê, các chuẩn mực kế toán và thông tin kinh tế có liên quan.
- Nắm được những nguyên tắc cơ bản về quy trình nghiệp vụ, quy trình luân chuyển chứng từ trong đơn vị.
- Có khả năng tiếp thu, nắm bắt các kỹ năng cần thiết như kỹ năng sử dụng máy tính, các công cụ hỗ trợ, phần mềm kế toán, chứng từ điện tử. Có khả năng tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên.
4.3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo. Chứng chỉ bồi dưỡng có thẩm quyền đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số.
- Có chứng chỉ tin học trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản. Điều này được quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
5. Tóm tắt
Trên đây là tổng hợp các hạng chức danh nghề nghiệp kế toán mới theo thông tư 77/2019/TT-BTC. Nhìn chung, có 4 hạng chức danh nghề nghiệp kế toán là: kế toán viên cao cấp, kế toán viên chính, kế toán viên & kế toán viên trung cấp. Tùy vào vị trí công việc sẽ có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau.
Việc cập nhật các quy định của pháp luật là điều thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng có thể cập nhật những thông tin ấy kịp thời. Hiện nay, có nhiều công cụ hỗ trợ người dùng việc ấy. Trong đó có phần mềm kế toán Kaike. Phần mềm giúp cập nhật thông tin thường xuyên về các quy định kế toán. Không chỉ hỗ trợ hỗ trợ kế toán viên mà còn giúp nhà quản lý nắm bắt kịp thời các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực này.
Các bài viết liên quan:
Kế toán là gì? Tổng quan về công việc kế toán
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
Nguyên tắc kế toán là gì? 7 nguyên tắc kế toán quan trọng mà mỗi kế toán cần nắm vững