Bảo hiểm thất nghiệp có mục đích chia sẻ rủi ro, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Được hỗ trợ thất nghiệp là một trong các chế độ bảo hiểm mà người lao động quan tâm nhất trong thời gian vừa qua. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm các quy định hiện hành liên quan đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt sử dụng lao động với người sử dụng lao động.
Đối tượng lao động thất nghiệp do sức khỏe
Nhiều người lao động buộc phải thôi việc bởi tình trạng sức khỏe không cho phép. Đa số những đối tượng lao động này bị ảnh hưởng bởi công việc khiến sức khỏe không đảm bảo. Vậy nên, họ cũng thuộc vào đối tượng được nhận trợ cấp.
Mức trợ cấp được hưởng bằng 60% bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng liên tiếp trước khi thất nghiệp.
Đối tượng thất nghiệp do dịch bệnh
Gần đây, dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều lao động gặp tình trạng thất nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thậm trí phá sản bởi dịch bệnh. Doanh nghiệp buộc phải giải thể hoặc giảm bớt chi phí nhân lực. Dó là lý do bộ phận người lao động không thể tiếp tục công tác. Từ đó, người lao động chịu sự ảnh hưởng của đại dịch cũng được hưởng khoản hỗ trợ thất nghiệp.
Mức trợ cấp tính bằng tiền lương bình quân trong 6 tháng liên tiếp trước khi người lao động thất nghiệp. Mỗi năm làm việc được trợ cấp 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 1 tháng tiền lương.
Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, người lao động tham gia ký kết các hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc sau:
Ngoại trừ người lao động đang hưởng lương hưu, người lao động giúp việc gia đình.
Người lao động khi đáp ứng các điều kiện sau đây thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013):
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thuộc một trong các trường hợp sau thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
– Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định hoặc không xác định thời hạn:
Phải đóng đủ từ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng:
Phải đóng từ đủ 12 tháng trong thời hạn 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp thì người lao động không cần đáp ứng điều kiện này, đó là:
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
Vừa qua, chính phủ ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP. Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian thực hiện giảm mức đóng:
12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/09/2022.
Đọc thêm bài viết: Cách tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP
Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free