Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Kinh nghiệm trước khi lập báo cáo tài chính

03:01 Chiều

-

17/03/2023

Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập báo cáo tài chính

Lập và nộp báo cáo tài chính là yêu cầu bắt buộc của mỗi doanh nghiệp hàng năm. Người lập báo cáo tài chính phải có kỹ năng tổng hợp bao quát vấn đề và nhìn ra được những điểm bất hợp lý khi lên số liệu báo cáo tài chính. Hiện nay, việc lập báo cáo tài chính trở nên dễ dàng hơn hết nhờ sự phát triển của ứng dụng phần mềm kế toán vào công việc kế toán hàng ngày. Tuy nhiên, cũng vì lý do đó mà vai trò của người kiểm tra tổng hợp số liệu ngày càng quan trọng hơn. Vậy, trước khi lập báo cáo tài chính cần kiểm tra những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ở dưới nhé.

Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập báo cáo tài chính

Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập báo cáo tài chính

Cách kiểm tra các các tài khoản cơ bản trên bảng cân đối kế toán

Dưới đây là cách kiểm tra các tài khoản cơ bản nhất thường hay phát sinh trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Một số tài khoản đặc thù theo từng doanh nghiệp loại hình nhất định sẽ không được nêu rõ ở đây.

  • Tài khoản 111 – Tiền mặt: Đảm bảo không bị âm tại bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu tài khoản bị âm thì phải kiểm tra lại thời điểm đó có vấn đề gì để xử lý. Không để tổn quỹ tiền mặt quá lớn và phát sinh vay.
  • Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng: Đối chiếu dữ liệu trên sao kê ngân hàng và trên sổ sách xem số dư cuối kỳ đã khớp hay chưa. Nếu chưa khớp thì tìm nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh sổ sách để khớp số liệu với sao kê.
  • Tài khoản 131, 331 – tài khoản công nợ: có tính chất lưỡng tính, có số dư hai bên. Cần kiểm tra lại dư bên Có 131 (khách hàng trả tiền trước) và dư bên Nợ 331 (trả tiền trước cho người bán) xem có thực sự đúng công nợ hay chưa. Đối với các trường hợp này phải xác định lại số dư với người mua người bán chắc chắn. Tốt nhất nên có biên bản đối chiếu công nợ đối với tất cả khách hàng và nhà cung cấp.
  • Tài khoản 1331 – Thuế GTGT đầu vào: Đối chiếu số phát sinh tài khoản này với bảng kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào xem đã khớp hay chưa.

Số dư nợ đầu kỳ trên TK 1331 phải khớp với chỉ tiêu 22- thuế GTGT còn được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT.

Đối với các hóa đơn trên 20 triệu và đã kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng, kiểm tra xem chứng từ có thanh toán qua ngân hàng hay không.

  • Tài khoản 3331 – Thuế GTGT đầu ra: Đối chiếu số phát sinh tài khoản này với bảng kê khai hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ đầu ra xem đã khớp hay chưa.

Số dư có đầu kỳ trên TK 3331 phải khớp với chỉ tiêu Thuế GTGT phải nộp trên tờ khai thuế.

  • Kết chuyển tài khoản 1331 và 3331: Cuối kỳ, hai tài khoản này cần được kết chuyển trên giá trị nhỏ trong hai giá trị này.

Nếu số dư Nợ 1331 < dư Có 3331 thì lấy số dư Nợ 1331 để kết chuyển Có 1331 – Nợ 3331.

Nếu số dư Nợ 1331 > dư Có 3331 thì lấy số dư Có 3331 để kết chuyển Nợ 3331 – Có 1331

  • Tài khoản 242 – Công cụ dụng cụ: Kiểm tra xem số phân bổ trên tài khoản công cụ dụng cụ có khớp với số phân bổ trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ hay không.
  • Tài khoản 152,155,156: Tài khoản này không được âm tại bất cứ thời điểm nào. Kiểm tra hàng tồn kho thực tế và trên sổ sách có khớp nhau không.
  • Tài khoản 334 – phải trả người lao động: Kiểm tra với bảng lương xem đã khớp số liệu chưa
  • Tài khoản 3383, 3384, 3386 – phải trả về bảo hiểm: Kiểm tra với bảng lương và thông báo C12 của bên bảo hiểm.
  • Các tài khoản đầu 5,6,7,8 liên quan đến doanh thu chi phí: Kết chuyển và không có số dư cuối kỳ

Về cơ bản, sau khi kiểm tra các tài khoản thì có thể lên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với giấy tờ hồ sơ sổ sách đi kèm, cần kiểm tra và bổ sung đầy đủ trước khi lên báo cáo tài chính để đảm bảo số liệu trên báo cáo chính xác nhất.

Cách kiểm tra báo cáo đi kèm trước khi lập báo cáo tài chính

Hóa đơn đầu vào

  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn đầu vào. Có hóa đơn mua vào nào thuộc danh sách công ty bỏ trốn hay không. Nếu có thì xem cách xử lý. Nếu chứng minh được hồ sơ mua bán có thật cùng các giấy tờ đi kèm thì vẫn cho chi phí vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu không đủ căn cứ để chứng minh thì nên loại bỏ chi phí này ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Kiểm tra xem các hóa đơn đầu vào đã đầy đủ theo tờ khai thuế GTGT hay chưa

Hóa đơn đầu ra

Đã hạch toán đầy đủ doanh thu hay chưa. Có hóa đơn nào bị hủy, thay thế hay không, đã hủy trên phần mềm hay chưa

Biên bản đối chiếu công nợ

Nên có biên bản đối chiếu công nợ đối với tất cả các khách hàng và nhà cung cấp phát sinh ở tài khoản 131 và 331 để đảm bảo công nợ đang ghi nhận là chính xác.

Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, sao kê ngân hàng

Đối với tiền mặt cần có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt cuối kỳ.

Cần lấy đầy đủ sao kê ngân hàng, báo nợ, báo có và xác nhận số dư cuối năm của ngân hàng.

Các khoản chi liên quan đến lương, phúc lợi người lao động

Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của người lao động, bảng chấm công, bảng lương, phiếu lương, chứng từ chi lương.

Các hồ sơ liên quan đến phụ cấp, phúc lợi như thỏa ước lao động tập thể hay quy chế tài chính, quy chế chi tiêu của doanh nghiệp.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “trước khi lập báo cáo tài chính”

Muốn làm báo cáo tài chính cần những gì Các bước lập báo cáo tài chính
Ai là người lập báo cáo tài chính File kiểm tra báo cáo tài chính
Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 Bài tập lập báo cáo tài chính có lời giải
Nguồn số liệu để lập báo cáo tài chính Cách lập báo cáo tài chính trên Excel

Bài viết liên quan

Cách đọc báo cáo tài chính cho người mới bắt đầu

Báo cáo tài chính – Lưu ý khi kiểm tra số dư các tài khoản

Hướng dẫn lập báo cáo tài chính chi tiết cho doanh nghiệp

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm những gì?

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4493
post
Đăng nhập
x