Tin cập nhật

Cập nhật chương trình khuyến mãi, tin tức thị trường, doanh nghiệp;

thông tin kế toán giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Đăng ký nhận tin ngay

Tin cập nhật

Bảo hiểm xã hội là gì? Cách tính bảo hiểm xã hội chính xác

03:18 Chiều

-

23/06/2023

Bảo hiểm xã hội là một thuật ngữ quen thuộc đối với doanh nghiệp và người lao động. Vậy hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về công dụng và cách tính tiền bảo hiểm xã hội nhé.

Bảo hiểm xã hội là gì. Cách tính BHXH

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là một chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống của người lao động trong trong hợp người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trợ cấp là khoản tiền người lao động được hưởng. Khoản tiền này do cơ quan bảo hiểm chi trả khi người lao động rơi vào tình trạng mất thu nhập hoặc giảm thu nhập. Mức hưởng được tính trên cơ sở số tiền mà người lao động đã đóng trong thời gian lao động.

Để được hưởng những chính sách của bảo hiểm xã hội thì người lao động cần phải đóng quỹ cho nhà nước.

2. Các loại hình bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là gì. Cách tính BHXH

 

Hiện nay, nhà nước có hai loại hình bảo hiểm xã hội đó là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện được mở ra cho mọi đối tượng từ 15 tuổi trở lên và được tự lựa chọn mức đóng phù hợp với nhu cầu của bản thân. Đối với hình thức này, đối tượng tham gia thường hướng đến chế độ hưu trí.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc thường áp dụng với một số đối tượng nhất định. Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc đông đảo nhất hiện nay là người lao động trong các doanh nghiệp. Đối với những người lao động này, ngoài chế độ hưu trí, họ còn được hưởng nhiều chế độ khác như thai sản, ốm đau hay bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

3. Mức đóng và cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội 

3.1. Đối với hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người tham gia được tự quyết định mức đóng phù hợp. Mục đích chính của đối tượng này là được hưởng hưu trí. Vì vậy mà khi sau khi xác định mức lương hưu mong muốn, người tham gia sẽ đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội mức đóng của mình.

3.2. Đối với hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc

Hình thức này được quy định chặt chẽ hơn rất nhiều do có sự tham gia của các doanh nghiệp. Mục đích của nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Đối với hình thức này, doanh nghiệp phải đóng một phần bảo hiểm xã hội cho người lao động và người lao động phải đóng phần còn lại. Tỷ lệ đóng của doanh nghiệp và người lao động được quy định rõ ràng trong các văn bản của nhà nước.

Trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động: Tỷ lệ đóng là 22% trong đó: 

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội 18% trên mức đóng bao gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

  • Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế 3% trên mức đóng đăng ký
  • Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp 1% trên mức đóng đăng ký

Trách nhiệm của bản thân người lao động: Tổng NLĐ đóng theo tỷ lệ 10.5% trên mức đóng cụ thể như sau:

  • Người lao động đóng 8% vào quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. 
  • Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế 1,5% trên mức đóng đăng ký
  • Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp 1% trên mức đóng đăng ký

Mức đóng không cố định nhưng được giới hạn mức sàn là mức lương tối thiểu vùng. Mức trần không có giới hạn ngoại trừ bảo hiểm y tế bằng 20 lần mức lương cơ sở. Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng ra nhiều quy định về mức đóng bảo hiểm nhằm đảm bảo lợi ích tối đa nhất cho người lao động nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tránh tối thiểu hóa mức đóng bảo hiểm xã hội cho nhiều doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

>> Trải nghiệm ngay công cụ hỗ trợ kế toán và nhà quản trị

3.3. Ví dụ về cách tính đóng bảo hiểm xã hội

Giả sử mức lương tối thiểu vùng là 5 triệu. Mức lương thực tế doanh nghiệp trả cho người lao động là 10 triệu/tháng. Mức lương mà doanh nghiệp đăng ký đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là 6 triệu đồng.

Lưu ý rằng, doanh nghiệp không được đóng bảo hiểm xã hội ở thấp hơn mức 5 triệu.

Vậy số tiền bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp phải đóng cho người lao động bao gồm:

  • Bảo hiểm xã hội: 6 triệu x 18% = 1.080.000
  • Bảo hiểm y tế: 6 triệu x 3% = 180.000
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 6 triệu x 1% = 60.000

Tổng số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng cho người lao động: 1.320.000 đồng

Số tiền bảo hiểm mà người lao động tự đóng:

  • Bảo hiểm xã hội: 6 triệu x 8% = 480.000
  • Bảo hiểm y tế: 6 triệu x 1.5% = 90.000
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 6 triệu x 1% = 60.000

Tổng số tiền bảo hiểm mà người lao động tự đóng: 630.000 đồng

Doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng số tiền này cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Tổng số tiền doanh nghiệp đóng và thay mặt người lao động đóng là: 1.950.000 đồng.

Trong những thời điểm bình thường, có lẽ mọi người sẽ không chú ý đến tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội. Nhưng ở những thời điểm khó khăn, bảo hiểm xã hội sẽ phát huy tác dụng của mình. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp tổng quát kiến thức về các loại bảo hiểm xã hội cũng như cách tính để các bạn có cơ sở tham khảo.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
5479
post
Đăng nhập
x