Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Kế toán kho khách sạn cần lưu ý gì? Phải làm công việc gì?

11:00 Sáng

-

17/04/2023

Khách sạn là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú. Nhưng trong khách sạn vẫn có vị trí kế toán kho (thường chỉ xuất hiện trong doanh nghiệp thương mại và sản xuất).Vậy kế toán kho trong khách sạn thì sẽ đảm nhận những công việc gì? Tại sao trong khách sạn lại cần kế toán kho? Hãy cùng tìm hiều qua bài viết dưới nhé.

Tại sao trong khách sạn cần vị trí kế toán kho?

Kế toán kho thường theo dõi việc nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Do đó mà kế toán kho thường xuất hiện ở doanh nghiệp thương mại và sản xuất. Để trả lời câu hỏi tại sao trong khách sạn kinh doanh dịch vụ lại cần đến kế toán kho thì hãy tìm hiểu sản phẩm hàng hóa cần nhập xuất trong khách sạn là gì? Có dịch vụ nào thường có trong khách sạn cần đến việc theo dõi nhập xuất tồn hay không?

Nhìn vào mô hình kinh doanh khách sạn, chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm kinh doanh của khách sạn thường kết hợp với mô hình kinh doanh ăn uống như phục vụ các bữa ăn trong ngày cho khách lưu trú hoặc kết hợp với việc tổ chức sự kiện cho khách đoàn.

Đó chính là lý do khách sạn cần vị trí kế toán kho. Mục đích để theo dõi nguyên vật liệu phục vụ cho việc kinh doanh ăn uống và theo dõi các loại hàng hóa khác để bán cho khách lưu trú.

Vì vậy vị trí kế toán kho trong khách sạn khá tương đồng với vị trí kế toán kho trong các nhà hàng.

Công việc của kế toán kho trong khách sạn

Kiểm soát nhập xuất nguyên vật liệu

Đó là các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình chế biến thực phẩm, các món ăn cho khách lưu trú.

Kế toán kho cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ mua nguyên vật liệu trước khi tiến hành nhập xuất kho. Một điểm khó khăn cho kế toán kho trong khách sạn đó là nguyên vật liệu thực phẩm thường được nhà bếp mua ở chợ hoặc ở những nơi không có chứng từ nên rất khó cho việc kiểm soát chi phí mua vào đặc biệt là giá sản phẩm.

Sau khi kiểm tra bộ chứng từ đầy đủ, kế toán kho thực hiện lập phiếu nhập, xuất kho. Đồng thời hạch toán chứng từ nhập xuất theo quy định.

Kiểm tra tình trạng nhập xuất tồn của nguyên vật liệu. Khi có đề xuất về việc mua nguyên vật liệu, kế toán kho cần kiểm tra số lượng tồn kho trước khi tham vấn về việc có nên mua hay không mua thêm nguyên vật liệu.

Kiểm kê định kỳ nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho

Định kỳ theo tháng hoặc theo quý, kế toán kho kết hợp với thủ kho để kiểm kê nguyên vật liệu hàng hóa. Từ đó kiểm tra số liệu trên sổ sách và thực tế có sự chênh lệch nào hay không? Nếu có thì kế toán kho cần tìm hiểu rõ nguyên nhân chênh lệch và tìm hướng xử lý.

Ngoài những đợt kiểm tra định kỳ, kế toán kho có thể thực hiện việc kiểm tra đối chiếu số liệu đột xuất một vài nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trong kho (không phải toàn bộ kho). Mục đích để kiểm tra sự minh bạch, rõ ràng của số lượng hàng hóa trong kho.

Lập các báo cáo liên quan

Nguồn thu của khách sạn đến từ việc kinh doanh dịch vụ lưu trú và các dịch vụ kèm theo. Dịch vụ ăn uống là một dịch vụ kèm theo quan trọng mang lại doanh thu cho khách sạn.

Vì vậy mà các báo cáo liên quan đến kho nguyên vật liệu là một báo cáo quan trọng trong doanh nghiệp.

Các báo cáo mà kế toán kho cần đảm nhận đó là : báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nguyên vật liệu sau những lần kiểm kê.

Báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu là căn cứ, cơ sở để phòng mua hàng ra quyết định mua thêm hàng hóa.

Kế toán kho có thể phối hợp với kế toán giá thành trong việc tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Kế toán kho khách sạn cần lưu ý gì? Phải làm công việc gì?

Lưu ý khi làm kế toán kho khách sạn

Hồ sơ chứng từ liên quan đến mua nguyên vật liệu phục vụ chế biến

Kế toán kho cần nắm được thuế suất của các loại nguyên vật liệu khác nhau để nhập kho và hạch toán chính xác. Điểm khó khăn của kế toán kho trong khách sạn là nguyên vật liệu có thể không được nhập từ nhà cung cấp mà mua ở những nơi không có hóa đơn.

Nếu mua nguyên vật liệu ở nhà cung cấp thì họ sẽ cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng nên việc hạch toán đầu vào không quá khó khăn.

Đối với nguyên vật liệu trực tiếp từ những người trực tiếp sản xuất ra như nông dân hay mua ở chợ thì sẽ không có hóa đơn, kế toán cần lập bảng kê kèm theo các giấy tờ chứng minh khác.

Theo dõi công cụ dụng cụ trong khách sạn

Kho cũng là nơi lưu trữ các công cụ dụng cụ trong khách sạn. Các công cụ dụng cụ ở khách sạn khá đặc biệt. Đó là dép đi trong nhà, lược, các đồ dùng cá nhân loại dùng một lần để phục vụ cho khách lưu trú…

Những loại này sẽ khó theo dõi do số lượng mua đầu vào rất lớn nhưng lúc xuất dùng sẽ rất ít và không phải khi nào có khách thì sẽ phải xuất dùng do có nhiều trường hợp khách không sử dụng những công cụ dụng cụ này.

Vậy, các kiểm soát và quản lý công cụ dụng cụ này như thế nào để đạt được hiệu quả. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chính sách quản lý của khách sạn. Khách sạn cần quy định một tỷ lệ nhất định giữa số lượng phòng được đặt và số lượng công cụ dụng cụ cấp phát để kế toán kho dễ tính toán và xử lý. Trong quá trình làm việc thực tế, nếu xét thấy có điểm bất cập cần xử lý, kế toán kho có thể đề xuất với lãnh đạo để có sự thay đổi phù hợp.

Công việc của kế toán kho khách sạn cần sự chi tiết, tỉ mỉ nhất định. Vì vậy, cần lưu ý để có thể làm tốt vai trò của mình.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “kế toán kho khách sạn”

Hướng dẫn làm kế toán khách sạn
Hạch toán nhà hàng khách sạn

Bài liên quan

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4671
post
Đăng nhập
x