Báo cáo

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

09:22 Chiều

-

31/12/2023

Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt  động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết sau đây của Kaike sẽ hướng dẫn anh/chị phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả HĐKD phục vụ nhu cầu quản trị, nhu cầu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé.

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm). Hầu hết các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày theo định dạng nhiều năm, tạo sự dễ dàng cho việc xác định xu hướng tăng giảm.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa gì?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho người đọc thông tin tài chính nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong năm của doanh nghiệp là bao nhiêu, đồng thời so sánh được với số liệu cùng kỳ năm trước, từ đó nắm được Doanh nghiệp đang gia tăng được doanh thu hay không?

Người đọc thông tin tài chính cũng sẽ nắm bắt được các chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là bao nhiêu như: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu, biến động so với cùng kỳ có phù hợp với mức tăng/giảm của doanh thu hay không?

Bên cạnh việc xem xét đến kết quả kinh doanh của hoạt động chính, người đọc thông tin tài chính cũng cần nắm được Thu nhập khác, Chi phí khác của doanh nghiệp có chiếm tỷ trọng lớn trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay không? Từ đó sẽ nhận định được Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ hoạt động cốt lõi hay từ hoạt động khác. Nếu Lợi nhuận đến chủ yếu từ hoạt động chính (hoạt động cốt lõi), đây là một điều tốt, vì hiện nay, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ đều chỉ tập trung vào một sản phẩm chính, một sản phẩm thế mạnh từ đó dễ dàng trong việc xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.

3. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Báo cáo kết quả HĐKD và ý nghĩa của chúng

Báo cáo kết quả HĐKD thể hiện quy mô doanh thu, khả năng tạo ra lợi nhuận. Do đó, các chỉ tiêu tài chính sẽ cung cấp các thông tin sau:

  • Tỷ trọng các cấu phần: Chỉ ra tỷ trọng các cấu phần ảnh hưởng đến độ lớn hay nhỏ của lợi nhuận. Từ đó tìm ra điểm không hợp lý cần điều chỉnh tăng, giảm ở đâu để đạt lợi nhuận kỳ vọng.
  • Khả năng trang trải lãi vay: Cho biết khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận.
  • Mức độ hiệu quả: Cho biết mức độ hiệu quả của của hoạt động kinh doanh trên doanh thu, trên số vốn đầu tư.

Các chỉ số tài chính liên quan Báo cáo kết quả HĐKD, ý nghĩa và cách tính:

3.1. Nhóm chỉ số chi phí

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Để tăng lợi nhuận thông thường phương án đề ra là cắt giảm chi phí. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh ổn định, quy mô doanh thu được duy trì, công ty càng tiết giảm chi phí thì lợi nhuận đạt được càng cao. 

Trong một số trường hợp, Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị tuyệt đối của doanh thu, chi phí và lợi nhuận nhưng để tăng được lợi nhuận thì mức độ tăng chi phí cần thấp hơn tăng doanh thu. 

3.2. Nhóm chỉ số thanh toán

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp cần đạt Lợi nhuận trước thuế phải >=0 thì chỉ số khả năng thanh toán lãi vay mới đạt tiêu chuẩn >=1, chứng tỏ doanh nghiệp đi vay trong khả năng của mình. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay càng lớn thể hiện dấu hiệu hoạt động kinh doanh càng tích cực. 

Lợi nhuận trước thuế dương, kết hợp với việc thu tiền hàng kịp thời từ khách hàng sẽ giúp công ty có dòng tiền để chủ động trả lãi vay cũng như gốc vay đến hạn.

3.3. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

4.1. Các chỉ tiêu phân tích

Các chỉ tiêu thanh toán:

  • Khả năng thanh toán hiện thời
  • Khả năng thanh toán nhanh
  • Khả năng thanh toán tức thời
  • Khả năng thanh toán lãi vay

Các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn và tài sản:

  • Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
  • Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
  • Hệ số nợ
  • Hệ số vốn chủ sở hữu
  • Hệ số tự tài trợ tài sản

Các chỉ tiêu hiệu suất hoạt động:

  • Vòng quay hàng tồn kho
  • Vòng quay khoản phải thu
  • Vòng quay tài sản ngắn hạn
  • Vòng quay tổng tài sản

Các chỉ tiêu về lợi nhuận:

  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

4.2. Các bước phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bước 1: Chọn chỉ tiêu phân tích

Đầu tiên cần phải chọn ra các chỉ tiêu cần phân tích là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến những chỉ tiêu đó là gì? Doanh thu, chi phí hay lợi nhuận.

Bước 2: Phân tích hiện trạng

Ở bước này cần phải nên khái quát tình hình của công ty thông qua “ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bảng cân đối kế toán” của công ty, đồng thời phân tích những chỉ tiêu tài chính liên quan đến lợi nhuận, doanh thu và chi phí. Phân tích xem công ty hoạt động hiệu quả hay chưa.

Ngoài ra cần phân tích và theo dõi tình hình thị trường mà công ty của bạn đanh kinh doanh để từ đó là cơ sở có thể so sánh với các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.

Bước 3: Xác định mô hình phân tích và phân tích các chỉ số tài chính

Sau khi xác định được chỉ tiêu cần phân tích và những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích cần xác định được mô hình sẽ phân tích từ đó có thể phân tích và tính toán được các chỉ số tài chính khác nhau.

Phân tích các chỉ số tài chính khác nhau sẽ cho ta biết được những vấn đề của công ty như:

  • Các chỉ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn của công ty
  • Các chỉ số về cơ cấu nguồn vốn và tài sản: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của công ty
  • Các chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh các công tác tổ chức điều hành hoạt động của công ty
  • Các chỉ tiêu về lợi nhuận: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của công ty hay phản ánh hiệu năng quản trị của công ty

Bước 4: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu hoạt động của công ty từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Bước 5: Phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp

Sau khi đã nắm bắt được khái quát hiện trạng hoạt động của công ty cần tìm ra các nguyên nhân của mọi vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải để đưa ra những giải pháp phù hợp.

5. Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả HĐKD

Để hiểu sâu sắc và đưa ra đánh giá chính xác về hiệu quả kinh doanh của 1 doanh nghiệp, chúng ta phải phân tích đa chiều. 

5.1. Phân tích theo chiều dọc

Phân tích theo chiều dọc là việc tính toán, xem xét tỷ trọng các cấu phần trong Báo cáo. Nếu coi Doanh thu thuần là gốc so sánh, chiếm 100%, thì các yếu tố còn lại (bên dưới) chiếm (hay đạt) bao nhiêu % doanh thu thuần. Tỷ trọng này cũng được theo dõi so sánh qua nhiều kỳ để tìm ra chỉ số cao, thấp bất thường làm giảm lợi nhuận.

Ví dụ về phân tích dọc Báo cáo kết quả HĐKD:

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích các chỉ số này một cách đều đặn qua thời gian dài sẽ giúp các bộ phận hoạch định kế hoạch doanh thu cũng như phân bổ chi phí được phù hợp hơn. Ví dụ khi xây dựng một phương án kinh doanh, người thiết lập phải biết cơ cấu chi phí thông thường sẽ ở mức bao nhiêu, đâu là sản lượng và giá bán hòa vốn. Từ đó xây dựng mức giá bán vừa đủ cạnh tranh, vừa phù hợp năng lực cũng như mang lại lợi nhuận.

Để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu nằm ở đâu, doanh nghiệp cần tính chỉ số đến tài khoản cấp 2. Thậm chí, tính hiệu quả đến từng giao dịch hay từng dòng sản phẩm, từng khu vực, từng nhân viên bán hàng… 

Công thức tính toán một số lợi nhuận chính như sau: 

  • Lợi nhuận gộp (GP): = Doanh thu thuần – Giá vốn
  • Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT): = LN trước thuế + CP Lãi vay
  • Lợi nhuận trước khấu hao và lãi vay (EBITDA): = LN trước thuế + Khấu hao + CP Lãi vay

GP (Gross Profit): Trong một số giai đoạn, việc bán hàng khó khăn do suy thoái kinh tế, nhu cầu suy giảm, dịch bệnh… nhiều công ty chỉ dám kỳ vọng doanh thu đủ bù chi phí biến đổi. Khi đó, lợi nhuận gộp (GP) gần như bằng 0 cũng là thành công. 

EBIT (Earnings before Interest & Taxes): Tính giá trị này để xác định hoạt động cốt lõi (hoạt động kinh doanh chính) có tạo lợi nhuận hay không khi loại bỏ chi phí lãi vay và thuế. Nó có tác dụng để so sánh hiệu quả trong những giai đoạn phát triển khác nhau: Ví dụ thời kỳ đầu, doanh nghiệp cần vay vốn nhiều để đầu tư xây dựng, chi phí lãi vay cao trong khi doanh thu chưa lớn. Nếu không tách lãi vay khi so sánh, việc so sánh sẽ khập khiễng.

EBITDA (Earnings before Interest, Taxes, Depreciation & Amortization): EBITDA là thước đo lợi nhuận nhưng loại trừ chi phí không dùng tiền mặt (chi phí khấu hao) và chi phí vốn. Vì mỗi kỳ phát sinh chi phí này, doanh nghiệp không phải bỏ tiền mặt như các loại chi phí khác do đã chi ra từ khâu mua tài sản. Chi phí khấu hao làm giảm lợi nhuận, nhưng nó không làm phát sinh dòng tiền chi ra các kỳ. Mỗi doanh nghiệp lại chủ động trích khấu hao theo phương pháp và thời gian khác nhau. Và hơn nữa, quy mô tài sản cũng khác nhau..

5.2. Phân tích chéo

Phân tích chéo là việc dùng các chỉ tiêu theo chiều ngang và chiều dọc ở trên để so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc chỉ số trung bình ngành. Quá trình so sánh này mang tính chất khách quan trong việc đánh giá một doanh nghiệp, phục vụ quản trị nội bộ hay các mục đích khác của người đọc báo cáo.

Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích các chỉ tiêu tài chính trên Báo cáo kết quả HĐKD từ năm 2018 đến năm 2022 của 2 Công ty lớn chuyên về lĩnh vực xây dựng theo số liệu trên BCTC được công bố dưới đây: 

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

  •  Bảng phân tích chỉ số 2 công ty theo chiều ngang:

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng tính phân tích trên cho thấy:

Xét về số tuyệt đối, tổng doanh thu của CTD cao gấp hơn 2 lần doanh thu của VCG, nhưng lợi nhuận gộp của VCG lại cao gấp 1.1 lần của CTD. Tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về doanh thu và lợi nhuận cho thấy VCG luôn cao hơn CTD. 

Doanh thu và lợi nhuận của cả hai có xu hướng giảm từ năm 2019 và chạm đáy vào năm 2020, 2021. Năm 2022 đã nhìn thấy chiều hướng đi lên nhưng chưa mạnh. Lý giải cho sự suy giảm này như sau:

  • Năm 2020 đến 2021 dịch covid-19 bùng phát, làm ngưng trệ gần như mọi hoạt động xã hội.
  • Cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước “siết room” tín dụng, tăng lãi suất, các công ty kinh doanh bất động sản và xây dựng gặp rất nhiều trở ngại trong việc vay vốn.
  • Sang năm 2023, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu đang bước vào một chu kỳ suy thoái mới. Minh chứng bằng rất nhiều chỉ số đi xuống, điển hình như PMI đã giảm tới ngưỡng cảnh báo. Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách điều hành vĩ mô: Chính sách tài khóa; Chính sách tiền tệ linh hoạt và nới lỏng hơn. Tuy nhiên, các công ty vẫn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, tình hình kinh doanh vẫn chưa có cơ hội hồi phục như mong muốn.

Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của 2 công ty từ năm 2018 đến năm 2022:

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

  • Bảng phân tích chỉ số 2 công ty theo chiều dọc:

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

So sánh dọc từng năm

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

So sánh dọc 5 năm

Theo Bảng tính trên:

Giá vốn của cả hai công ty đều khá cao, trong đó CTD cao hơn VCG trung bình 8%.

Tổng chi phí hoạt động (giá vốn, lãi, chi phí quản lý) năm 2020, 2021, 2022 hai công ty đều cao hơn doanh thu, trong khi lợi nhuận sau thuế vẫn > 0 chứng tỏ lợi nhuận mang lại từ Doanh thu hoạt động tài chính hay Thu nhập khác, mà không mang lại từ hoạt động kinh doanh chính là xây dựng. Các bạn có thể vào Báo cáo thuyết minh của các công ty để tìm hiểu thêm chi tiết.

Biểu đồ giá vốn và lợi nhuận gộp của 2 công ty

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích chuyên sâu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu đồ giá vốn và lợi nhuận gộp của 2 công ty

Các chỉ số GPM, OPM, NPM, ROE và ROA của Vinaconex (VCG) đều cao hơn Coteccons (CTD)

6. Lời kết

Đến đây, chắc hẳn anh/chị đã có cái nhìn tương đối đầy đủ về khả năng sinh lời của hai công ty. Thông tin sẽ đầy đủ hơn nếu phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính trên Bảng cân đối kế toán, Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC. 

Kaike hy vọng bài viết đã giúp các anh/chị quản lý, chủ doanh nghiệp, các bạn kế toán hiểu rõ hơn về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và cách phân tích chuyên sâu các báo cáo để có những thông tin, số liệu chi tiết hơn phục vụ việc gia các quyết định quản trị được chính xác và kịp thời. 

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Cách nộp thuyết minh báo cáo tài chính qua mạng

Hướng dẫn cách phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính gồm những gì? Thời hạn lập báo cáo tài chính

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
8103
post
Đăng nhập
x