Tin cập nhật

Cập nhật chương trình khuyến mãi, tin tức thị trường, doanh nghiệp;

thông tin kế toán giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Đăng ký nhận tin ngay

Tin cập nhật

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo thông tư 200

02:30 Chiều

-

30/12/2022

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn phải thanh toán phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Hãy cùng Kaike.vn tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ cách hạch toán tài khoản 128.

1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Căn cứ theo khoản 1 điều 16 thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như sau:

tài khoản 128

  • Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu có) như: Chi phí giao dịch, môi giới, cung cấp thông tin, tư vấn, lệ phí, thuế và phí ngân hàng…
  • Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng số lượng.
  • Đơn vị phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi tín phiếu và lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn; các khoản lãi, lỗ khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Khoản tiền lãi dồn tích cho giai đoạn trước khi đơn vị mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị khoản đầu tư.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Nguyên tắc kế toán tài khoản 128

Nguyên tắc kế toán tài khoản 128

Căn cứ theo khoản 2 điều 16 thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như sau:

Bên Nợ:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng.

Bên Có:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.

Số dư bên Nợ:

Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, có 4 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.

– Tài khoản 1282 – Trái phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại trái phiếu mà đơn vị có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn.

– Tài khoản 1283 – Tín phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại tín phiếu mà đơn vị có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn.

– Tài khoản 1288 – Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, tín phiếu), bao gồm cả các khoản cho vay hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG trước ngày 01/01/2013.

3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu tài khoản 128 –  Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Căn cứ theo khoản 3 điều 16 thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 4 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như sau:

a) Khi gửi tiền có kỳ hạn, mua trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112.

b) Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc gửi tiền có kỳ hạn, mua trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác để nắm giữ đến ngày đáo hạn (Chi phí giao dịch, cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý…), ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112…

c) Định kỳ kế toán ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi tín phiếu, lãi từ các khoản đầu tư khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1383, 1384, 1385, 1388) (nếu chưa thu tiền)

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (lãi nhập gốc)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Trường hợp nếu lãi trái phiếu, lãi tín phiếu, lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn phải thu bao gồm cả khoản tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi đơn vị mua lại khoản đầu tư đó thì đơn vị phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà đơn vị mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi đơn vị mua lại khoản đầu tư thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385, 1388) (nếu chưa thu tiền) (tổng số tiền lãi phải thu)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (phần tiền lãi dồn tích trước khi đơn vị mua mua lại khoản đầu tư)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi của các kỳ sau khi đơn vị mua khoản đầu tư).

d) Khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi sổ khoản đầu tư)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi sổ khoản đầu tư).

đ) Kế toán các giao dịch liên quan đến trái phiếu, tín phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn:

đ1) Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi trước:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi trước, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283)

Có các TK 111, 112 (số tiền thực chi)

Có TK 33871 – Doanh thu tiền lãi nhận trước (phần lãi nhận trước).

– Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 33871 – Doanh thu tiền lãi nhận trước

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513).

– Thu hồi trái phiếu, tín phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi sổ khoản đầu tư) (6351)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ) (1282, 1283)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi sổ khoản đầu tư) (51512, 51513).

đ2) Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi định kỳ:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283)

Có các TK 111, 112

– Định kỳ ghi nhận tiền lãi trái phiếu, tín phiếu:

Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385) (nếu chưa thu tiền)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283) (Phần lãi dồn tích trước khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513) (phần tiền lãi của kỳ sau khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu).

– Thu hồi trái phiếu, tín phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi sổ khoản đầu tư) (6351)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ) (1282, 1283)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi sổ khoản đầu tư) (51512, 51513).

đ3) Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi sau:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283)

Có các TK 111, 112.

– Định kỳ tính lãi trái phiếu, tín phiếu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283) (Phần lãi dồn tích trước khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513) (phần tiền lãi của kỳ sau khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu).

– Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, tín phiếu thu hồi gốc và lãi trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ) (6351)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ) (1282, 1283)

Có TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385) (số lãi của các kỳ trước)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513) (lãi kỳ đáo hạn)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) (51512, 51513).

Phần mềm kế toán Kaike.vn hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính – kế toán hiệu quả. Với hệ thống dashboard trực quan, người dùng có thể theo dõi nhanh dòng tiền ra/vào, các khoản công nợ và tỷ trọng chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán Kaike 

Trợ thủ đắc lực cho kế toán và nhà quản trị:

  • Theo dõi tức thời dòng tiền, doanh thu, chi phí.
  • Quản lý và theo dõi công nợ của đơn vị.
  • Báo cáo thuế cùng báo cáo quản trị thông minh.
TRẢI NGHIỆM NGAY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “tài khoản 128”

Tài khoản 128 thông tư 200 Tài khoản 1282
Tài khoản 121 và 128 Tài khoản 1283
Sơ đồ chữ T tài khoản 128 Tài khoản 128 trên bảng cân đối kế toán
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 1283 Hạch toán tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng

Bài viết liên quan

Tài khoản 138 – Phải thu khác theo thông tư 200

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung theo thông tư 200

Hướng dẫn hạch toán sơ đồ chữ T các tài khoản kế toán

Top 5 phần mềm kế toán doanh nghiệp miễn phí 2023

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4023
post
Đăng nhập
x