Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Thang bảng lương là gì? Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương từ A-Z

04:57 Chiều

-

27/03/2023

Mỗi doanh nghiệp đều có một thang bảng lương cụ thể cho doanh nghiệp của mình. Điều đó thể hiện các mức lương tương ứng với các vị trí và tính chất khác nhau trong công việc. Vậy thang bảng lương là gì? Tại sao phải xây dựng thang bảng lương? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé.

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là gì? Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương từ A-Z

Thang bảng lương là hệ thống các mức lương khác nhau được sắp xếp theo một trình tự ưu tiên nhất định. Đó là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện chi trả, xét nâng lương cho người lao động.

Bảng lương được lập ra với mục đích đảm bảo yếu tố công bằng và minh bạch đối với người lao động.

Một hệ thống bảng lương hoàn thiện không chỉ có những con số mà còn phải đi kèm với rất nhiều quy định liên quan làm căn cứ để tính nên thang bảng lương.

Cách xây dựng thang bảng lương

Việc xây dựng thang bảng lương là việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng được thang lương đảm bảo yếu tố minh bạch và công bằng thì không phải là một chuyện dễ dàng.

Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy ở rất nhiều doanh nghiệp xảy ra tình trạng, người lao động mới vào làm việc ở doanh nghiệp có mức lương cao hơn so với người lao động đã làm việc lâu năm cùng một vị trí đó. Điều đó gây nên bức xúc cho người lao động và khiến họ không có động lực gắn bó với doanh nghiệp.

Vậy doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương như thế nào để cả người lao động cũng có động lực phấn đấu và mong muốn gắn bó lâu dài với chính doanh nghiệp đó? Đó là câu hỏi mà doanh nghiệp phải tìm câu trả lời.

Thang bảng lương có thể xây dựng dựa trên hai cách:

  • Xây dựng mức tăng trực tiếp trên giá trị
  • Xây dựng mức tăng dựa trên hệ số

Xây dựng mức tăng trên giá trị sẽ dễ hơn. Cách làm này sẽ đơn giản là xây dựng mức tăng trên số tiền thực tế chi trả cho người lao động.

Xây dựng mức tăng dựa trên hệ số sẽ khá giống cách làm của các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan nhà nước.

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo cho người lao động có mức thu nhập xứng đáng và có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, khi xây dựng thang bảng lương, cần chú ý những yếu tố dưới đây:

  • Mức thu nhập tối thiểu mà người lao động cần đạt được để duy trì cuộc sống hằng ngày: Bất cứ người lao động nào đi làm cũng vì cuộc sống hằng ngày nên nếu mức lương không đủ duy trì cuộc sống của họ thì họ sẽ không thể tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp chứ không nói đến vấn đề gắn bó lâu dài.
  • Tình hình lạm phát, trượt giá: Đây cũng là một yếu tố quan trọng để xem xét mức tăng lương cho người lao động hằng năm. Mức tăng lương phải đảm bảo bù đắp được tình trạng trượt giá.
  • Năng lực của người lao động: Đây là yếu tố quan trọng để xem xét đưa ra mức lương phù hợp cho người lao động. Dựa vào việc đánh giá đúng năng lực người lao động thì doanh nghiệp sẽ có đảm bảo sự công bằng cho các vị trí trong doanh nghiệp.
  • Khối lượng công việc: Căn cứ vào khối lượng công việc, doanh nghiệp chi trả ở những vị trí quản lý cao hơn do họ phải có khả năng bao quát và chịu nhiều trách nhiệm hơn.
  • Thời gian làm việc của người lao động: Hiểu được sự gắn bó của người lao động cũng là một yếu tố quan trọng thì doanh nghiệp cần xem xét đến thâm niên làm việc.
  • Khả năng chi trả của doanh nghiệp: Cùng một vị trí nhưng ở doanh nghiệp này sẽ có mức lương cao hơn so với doanh nghiệp khác. Điều đó không phụ thuộc vào năng lực của người lao động và cũng không phụ thuộc vào khối lượng công việc mà phụ thuộc và lợi nhuận và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sẵn sàng chi trả ở mức cao hơn so với mặt bằng chung thì sẽ dễ tạo được sự gắn bó với người lao động.

Các quy định đi kèm khi xây dựng thang bảng lương

Nếu xây dựng thang bảng lương thì cần có những quy định và văn bản đi kèm để giải thích và xác nhận rõ các vấn đề trong thang bảng lương.

Ví dụ như ở hệ thống thang bảng lương ở dưới có quy định các bậc lương loại 1 cho đến loại 7. Vậy phải có quy định về điều kiện được hưởng bậc lương loại 1 như thế nào, điều kiện hưởng bậc lương loại 7 như thế nào, các căn cứ nào để áp dụng một người thuộc bậc lương loại đó.

Do đó, quy định đi kèm thang bảng lương rất quan trọng, vừa đảm bảo tính minh bạch rõ ràng cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế thưởng phạt đi kèm để làm căn cứ, cơ sở cho việc xét tăng lương hàng năm. Thang bảng lương là gì? Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương từ A-Z 3

Người lao động là yếu tố quan trọng để có một doanh nghiệp bền vững. Việc xây dựng thang bảng lương luôn được đánh giá là rất cần thiết trong mỗi doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp có được sự gắn bó và tận tâm cống hiến của người lao động.

Bài liên quan

Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 01/07/2023

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN năm 2023

Hệ thống chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính

Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN năm 2023

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4562
post
Đăng nhập
x