Từ 01/7/2022, Chính phủ ban hành nghị định số 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động (NLĐ) đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng.
Mục lục
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, NLĐ bị mất việc làm sẽ được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Không áp dụng với: NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Chi tiết các trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp có trong bài viết sau: Trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành
Từ ngày 01/07/2022, lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng mức mới quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hằng tháng của NLĐ tại từng vùng được xác định như sau:
Vùng |
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng từ 01/7/2022 |
Vùng I |
23.400.000 đồng (tăng 1,3 triệu đồng/tháng so với trước đó) |
Vùng II |
20.800.000 đồng (tăng 1,2 triệu đồng/tháng so với trước đó) |
Vùng III |
18.200.000 đồng (tăng 1,05 triệu đồng/tháng so với trước đó) |
Vùng IV |
16.250.000 đồng (tăng 900 nghìn đồng/tháng so với trước đó) |
Với người đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ 12 năm trở lên, khi mất việc có thể nhận được tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể, tiền trợ cấp thất nghiệp được nhận tối đa như sau:
Có thể thấy, NLĐ làm việc tại doanh nghiệp thuộc vùng I sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức tối đa lên đến 280,8 triệu đồng (tăng thêm hơn 15,6 triệu đồng so với mức hiện hành).
Ngoài trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, người thất nghiệp còn được hưởng chế độ Bảo hiểm y tế tương ứng số tháng nhận trợ cấp.
Với người đã tham gia đóng Bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, sau khi hưởng tối đa số tháng trợ cấp (12 tháng), số tháng đã đóng nhưng chưa hưởng sẽ tiếp tục được bảo lưu và cộng tiếp vào lần đóng khi có việc làm để hưởng ở các lần thất nghiệp sau (nếu có).
(1) Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Tải mẫu TẠI ĐÂY
(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
(3) Sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm ảnh thẻ 3 x 4; CMTND; sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photo nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu.
Sau đó NLĐ đến các cơ sở, chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp gần nhất để nộp hồ sơ.
Lưu ý:
Khi hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, hàng tháng NLĐ sẽ phải có trách nhiệm thông báo tình hình tìm kiếm việc làm mới của mình với trung tâm giới thiệu việc làm. Nếu không thông báo người lao động sẽ bị mất một số quyền lợi và có thể bị phạt tiền.
Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free