Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều cần có nguồn vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và thường xuyên. Vậy vốn lưu động là gì? Bao gồm những thành phần vào và nằm ở đâu trong bảng cân đối kế toán?
Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông, là nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp đảm bảo thực hiện các hoạt động cơ bản.
Mục lục
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động. Nguồn này đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Vốn lưu động tiếng anh là Working Capital. Đây là thước đo tài chính cho khả năng thanh khoản vận hành của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tiền mua văn phòng phẩm, trả lương cho nhân viên, mua nguyên vật liệu, chi trả các khoản thuê mặt bằng, điện nước,…
Đặc điểm:
=> Trong vốn lưu động thì vốn dự trữ hàng hóa là bộ phận quan trọng và chiếm vị trí lớn nhất.
Vốn lưu động không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán. Nó bao gồm nhiều thành phần và các thành phần đó sẽ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Công thức tính:
Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn.
Là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm. Chúng bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác. Ví dụ: các khoản phải thu, chi phí trả trước và tồn kho.
Thông thường, thông tin của tài sản ngắn hạn được thể hiện trên bảng cân đối kế toán.
Nếu bảng cân đối kế toán không bao gồm tổng tài sản ngắn hạn. Lúc này phải kiểm tra từng dòng của bảng cân đối. Cộng tất cả tài khoản đáp ứng định nghĩa tài sản ngắn hạn để có được tổng cần tìm.
Ví dụ: “khoản phải thu”, “tồn kho”, “tiền mặt và các khoản tương đương”.
Là những khoản cần thanh toán trong thời hạn một năm. Chúng bao gồm khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.
Nếu thông tin nợ ngắn hạn không có trên bảng cân đối kế toán, thì phải cộng dồn các tài khoản liên quan đến nợ ngắn hạn được liệt kê.
Ví dụ: “khoản phải trả và dự phòng”, “thuế phải trả”, “vay ngắn hạn”, “nợ dồn tích”.
Giám đốc doanh nghiệp phải theo dõi các thành phần nhằm duy trì vốn lưu động ở mức phù hợp. Việc đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro có thể phát sinh với quá ít hoặc quá nhiều vốn lưu động cũng là một việc cần thiết để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh tích cực hơn.
Phần mềm kế toán Kaike có chức năng hỗ trợ quản lý các khoản mục kế toán, hỗ trợ việc lập các báo cáo tài chính như: Báo cáo tiền, báo cáo mua hàng, báo cáo tồn kho, báo cáo thuế,…
Sử dụng phần mềm kế toán Kaike Free