Báo cáo

Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất

08:51 Sáng

-

26/07/2023

Doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành công tác kiểm kê tài sản cố định và khi kiểm kê tài sản cố định, các bộ phận liên quan phải lập thành biên bản. Vậy Biên bản kiểm kê tài sản cố định dùng để làm gì? Cách ghi biên bản này như thế nào. Cùng Kaike tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất

1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản là gì?

Biên bản kiểm kê tài sản là văn bản được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, ghi chép cụ thể về kết quả kiểm kê, qua đó tiến hành xác nhận những tài sản cố định cùng với nguồn vốn hiện tại, giúp tăng hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản.

Trường hợp cần dùng đến biên bản kiểm kê tài sản:

Theo Điều 40 Luật Kế toán 2015, tại khoản 2 nêu rõ, đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:

  • Cuối kỳ kế toán năm.
  • Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê.
  • Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu.
  • Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác.
  • Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

>> Siêu ưu đãi! Có ngay phần mềm kế toán với 2.000.000đ

2. Mục đích của việc lập biên bản tài sản cố định đối với doanh nghiệp

Biên bản kiểm kê tài sản cố định được các doanh nghiệp, cơ quan lập ra nhằm mục đích xác nhận về số lượng và giá trị các tài sản cố định hiện có trong đơn vị mình, số thừa hay thiếu so với sổ kế toán. Trên cơ sở biên bản đã lập, quản lý các đơn vị tăng cường công tác quản lý, giám sát sử dụng các tài sản cố định. Biên bản này đồng thời là cơ sở quy trách nhiệm về tài sản cố định chênh lệch và ghi sổ kế toán số chênh lệch.

Mẫu Biên bản kiểm kê tài sản cố định được sử dụng phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp giúp các đơn vị xác nhận được chính xác số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp. Từ đó, điều chỉnh lại cơ chế quản lý doanh nghiệp đối với các tài sản cố định hiện có, giúp sử dụng các nguồn tài sản cố định hiệu quả hơn.

3. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định

Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất

3.1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định theo thông tư 133

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định là mẫu số 05 – TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, được áp dụng đối với:

  • Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
  • Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất

3.2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định theo thông tư 200

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định là mẫu số 05 – TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:

  • Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất

4. Hướng dẫn cách ghi mẫu biên bản tài sản cố định mới nhất

  • Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị. Theo quy định, phải lập Ban kiểm kê, thành viên là kế toán theo dõi tài sản cố định.
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định phải ghi rõ thời điểm kiểm kê: (… giờ … ngày … tháng … năm …).
  • Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định.
  • Dòng “Theo sổ kế toán” căn cứ vào sổ kế toán. Tài sản cố định phải ghi cả 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1, 2, 3.
  • Dòng “Theo kiểm kê” căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế. Để ghi theo từng đối tượng tài sản cố định Dòng “Chênh lệch” ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu theo 3 chỉ tiêu: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7, 8, 9.
  • Trên Biên bản kiểm kê tài sản cố định cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu tài sản cố định, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê.

Biên bản kiểm kê tài sản cố định phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê. Hoặc chữ ký soát xét của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp duyệt.

Mọi khoản chênh lệch về tài sản cố định đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan: 

Mẫu biên bản hủy hóa đơn mới nhất 2023

Tải về mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất năm 2023

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử mới nhất năm 2023

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6249
post
Đăng nhập
x