Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Cách tính khấu hao tài sản cố định

02:46 Chiều

-

03/07/2023

Khấu hao tài sản cố định là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định? Các vấn đề liên quan đến tài sản cố định? Hãy cùng Kaike.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Cách tính khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng.

Đầu tiên, để tính khấu hao tài sản cố định, có 2 vấn đề cần được xác định:

  • Tình trạng của tài sản cố định (mới hay đã qua sử dụng).
  • Thời gian trích khấu hao tài sản cố định (thời điểm bắt đầu thường tính từ thời gian đưa tài sản vào sử dụng, thời gian trích khấu hao doanh nghiệp có thể chủ động quyết định nhưng phải dựa trên khung thời gian trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính và thông báo cho cơ quan Thuế biết về tình trạng, thời điểm tính khấu hao).

2. Tính khấu hao tài sản cố định

 

Cách tính khấu hao tài sản cố định

2.1. Tính khấu hao tài sản cố định bằng phương pháp đường thẳng (phương pháp khấu hao bình quân, phương pháp khấu hao tuyến tính cố định)

Phương pháp khấu hao đường thẳng: Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ.

Công thức tính mức khấu hao bình quân (Mkhbq)

Theo năm:

Mkhbq năm= Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao

Theo tháng:

Mkhbq tháng= Mkhbq năm/12 tháng

Chú ý: Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng:

Mức khấu hao trong tháng phát sinh= (Mkhbq tháng/ Tổng số ngày của tháng phát sinh) * Số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó:

  • Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng phát sinh – Ngày bắt đầu sử dụng + 1
  • Để hình dung rõ hơn về phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp cố đinh, dưới đây là ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Ngày 10/06/2022, công ty A có mua 1 chiếc máy in ( mới 100%) với giá 40.000.000 đồng, được chiết khấu 2% và miễn phí vận chuyển. Máy mua về và được sử dụng ngay.

Cách tính khấu hao tài sản cố định như sau:

Bước 1: Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ

Theo quy định tại Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC). Máy in có thời gian sử dụng từ 7-15 năm. => Doanh nghiệp lựa chọn trích khấu hao trong vòng 10 năm.

Bước 2: Xác định nguyên giá TSCĐ:

Nguyên giá = 40.000.000 – (40.000.000*2%) = 39.200.000 đồng

Bước 3: Xác định mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao

=> Mức khấu hao hàng năm = 39.200.000/10 = 3.920.000 đồng

Bước 4: Xác định mức khấu hao hàng tháng

Mức khấu hao hàng tháng = Mức khấu hao hàng năm/ 12 tháng

=> Mức khấu hao hàng tháng = 3.920.000/12 = 326.667 đồng

Bước 5: Giá trị khấu hao TSCĐ trong tháng 6

Số ngày sử dụng trong tháng= Tổng số ngày của tháng phát sinh – Ngày bắt đầu sử dụng TS + 1

=> Số ngày sd trong tháng = 30 -10 + 1 = 21 ngày

Giá trị khấu hao trong tháng 6 = Mức khấu hao hàng tháng / Tổng số ngày của tháng phát sinh * số ngày sử dụng trong tháng

=> Giá trị khấu hao T6 = 326.667/30 * 21 = 228.667 đồng

2.2. Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh)

Đây là cách tính hao mòn tài sản cố định thường được áp dụng đối với các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi liên tục, phát triển nhanh chóng, hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó, tài sản cần phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Là tài sản đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là loại thiết bị, máy móc, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Cách tính khấu hao tài sản cố định

– Công thức tính khấu hao TSCĐ hàng năm:

Giá trị khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo PP đường thẳng * Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo PP đường thẳng (%) = (1 / Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định) * 100

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ (t)

Hệ số điều chỉnh (lần)

t ≤ 4 năm

1.5

t ≥ 4 năm

2.0

Lưu ý: Ở những năm cuối của khung thời gian khấu hao, nếu giá trị khấu hao bằng hoặc nhỏ hơn giá trị khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại tài sản thì kể từ năm đó, giá trị khấu hao sẽ được tính bằng giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản.

Ví dụ 2: Công ty B mua một thiết bị đo lường có nguyên giá 30.000.000 đồng với thời gian sử dụng là 3 năm.

Cách tính khấu hao tài sản cố định bằng phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo PP đường thẳng: (1 /3) * 100 = 33.33%

Tỷ lệ khấu hao nhanh: 33.33% * 1.5 = 50%

Bảng tính khấu hao tài sản cố định qua từng năm:

 

Năm

Giá trị còn lại (đầu năm)

Giá trị khấu hao hàng năm (đồng)

Giá trị khấu hao lũy kế cuối năm ( đồng)

1

30.000.000

30.000.000 * 50% = 15.000.000

15.000.000

2

15.000.000

15.000.000 * 50% = 7.500.000

22.500.000

3

7.500.000

7.500.000

30.000.000

 

2.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh Doanh được trích khấu hao theo theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
  • Phải xác định được tổng số lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm được tạo ra từ tài sản cố định đó;
  • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn công suất thiết kế.

Công thức:

Giá trị khấu hao hàng tháng/năm = Số sản phẩm được sản xuất trong tháng/năm * Giá trị trích khấu hao bình quân cho một sản phẩm

Trong đó:

Giá trị trích khấu hao bình quân cho một sản phẩm = Nguyên giá của tài sản cố định / số lượng theo công suất thiết kế.

>> Trải nghiệm ngay công cụ hỗ trợ kế toán và nhà quản trị

Ví dụ 3: Công ty C mua 1 máy cắt gỗ với giá 200.000.000 đồng (chưa thuế GTGT). Công suất thiết kế là 20m/phút. Sản lượng theo công suất thiết kế là 2.000.000m. Khối lượng sản phẩm đạt được tại các tháng ở năm thứ nhất sử dụng máy lần lượt là 15.000; 24.000; 15.000; 17.000; 18.000; 12.000; 13.000; 12.000; 24.000; 20.000; 16.000; 19.000 (m).

Mức khấu hao tài sản cố định được tính như sau:

Giá trị trích khấu hao bình quân cho 1m gỗ = 200.000.000 / 2.000.000 = 100 đồng/m

Bảng tính khấu hao tài sản cố định hàng tháng:

Tháng

Giá trị khấu hao tháng

1

15.000 * 100 = 1.500.000 đồng

2

24.000 * 100 = 2.400.000 đồng

3

15.000 * 100 = 1.500.000 đồng

4

17.000 * 100 = 1.700.000 đồng

5

18.000 * 100 = 1.800.000 đồng

6

12.000 * 100 = 1.200.000 đồng

7

13.000 * 100 = 1.300.000 đồng

8

12.000 * 100 = 1.200.000 đồng

9

24.000 * 100 = 2.400.000 đồng

10

20.000 * 100 = 2.000.000 đồng

11

16.000 * 100 = 1.600.000 đồng

12

19.000 * 100 = 1.900.000 đồng

Như vậy, phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Hao mòn lũy kế là gì? Cách tính giá trị hao mòn tài sản cố định

Nội dung của chuẩn mực kế toán 03 – tài sản cố định hữu hình

Nội dung chuẩn mực kế toán số 04 – tài sản cố định vô hình

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
5734
post
Đăng nhập
x