09:13 Sáng
-03/03/2023
Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
– Thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng
– Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC
– Theo TT 48/2019/TT-BTC, Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho
1. Đối tượng được trích lập dự phòng phải đảm bảo điều kiện có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý hợp lệ hoặc có bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho
2. Công thức tính mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho
– Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán: xác định theo chuẩn mực kế toán 02-Hàng tồn kho
– Giá trị thuần có thể thực hiện được: giá bán ước tính của hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ chúng.
3. Thời điểm lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Thời điểm lập BCTC
4. Khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
– Nếu mức dự phòng phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng đã trích lập trên BCTC kỳ trước thì không được trích lập bổ sung dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
– Nếu mức dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng đã trích lập trên BCTC kỳ trước thì trích them phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
– Nếu mức dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng đã trích lập trên BCTC kỳ trước thì thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
– Lập bảng kê chi tiết mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho của từng mặt hàng để làm căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ
1. Lập hội đồng thẩm định
– Hội đồng thẩm định bao gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng ban liên quan, chuyên gia,..được lập thông qua Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định sẽ quyết định mức trích lập và phương thức xử lý tổn thất thực tế của hàng tồn kho
2. Xử lý khoản dự phòng
3. Xử lý hàng tồn đọng: đối với hàng tồn kho đã trích lập dự phòng nhưng bị hư hỏng, hết hạn sử dụng phải huỷ bỏ
1. Khi lập BCTC, nếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này cao hơn số đã trích lập từ các kỳ trước thì trích lập bổ sung phần chênh lệch:
Nợ TK 632
Cóc TK 229
2. Khi lập BCTC, nếu dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này thấp số đã trích lập từ các kỳ trước thì trích lập bổ sung phần chênh lệch:
Nợ TK 229
Cóc TK 632
3. Đối với hàng tồn kho bị huỷ bỏ do hư hỏng, hết hạn sử dụng,…
Nợ tk 229
Nợ tk 632- nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có tk 152, 153, 155, 156
Ví dụ về dự phòng giảm giá hàng tồn kho | Hồ sơ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho |
Bài tập trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho | Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là |
Cách tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho | Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi nào |
Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho | Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là tài sản hay nguồn vốn |
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin dưới đây để khởi tạo tài khoản
Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại / email.
Vui lòng kiểm tra tin nhắn và nhập mã OTP vào ô bên dưới
THÔNG BÁO
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin tài khoản dưới đây