Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Giá vốn hàng bán là gì? Các cách tính giá vốn hàng bán

07:07 Chiều

-

01/06/2023

Giá vốn hàng bán là một khái niệm quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu về khái niệm và cách tính giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán là gì? Các cách tính giá vốn hàng bán

1. Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán là tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đến thời điểm xuất bán bán sản phẩm.

Đối với các công ty thương mại thì giá vốn bao gồm là tất cả các chi phí từ thời điểm mua hàng đến thời điểm hàng hóa có mặt tại kho của công ty, bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm hàng hóa,…

Với các công ty sản xuất thì giá vốn bao gồm các chi phí cấu thành nên sản phẩm.

Trên báo cáo tài chính, giá vốn hàng bán được thể hiện ở tài khoản 632.

Giá vốn hàng bán bao gồm bao gồm tất cả các chi phí như chi phí sản xuất hàng hóa, chi phí mua hàng hóa, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân sự, vận chuyển,…

2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán chi tiết trong doanh nghiệp

Giá vốn hàng bán là gì? Các cách tính giá vốn hàng bán

Có ba phương pháp tính giá vốn hàng bán thường được sử dụng :

– Tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước – Xuất trước (FIFO)

– Tính giá vốn hàng tồn kho theo phương pháp nhập sau – Xuất trước (LIFO)

– Tính giá vốn hàng tồn kho theo hương pháp bình quân gia quyền bao gồm: bình quân gia quyền cả kỳ và bình quân gia quyền liên hoàn.

2.1. Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước

Đối với phương pháp này, hàng hóa, nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất sớm nhất thì sẽ được bán trước. Hàng hóa được nhập với giá nào thì sẽ được xuất với đúng giá đó.

Ưu điểm của phương pháp này là cách tính toán đơn giản nhưng nhược điểm của phương pháp này có thể dẫn đến biến động giá quá lớn cho một sản phẩm, hàng hóa.

Ví dụ: Trong tháng 05/2023 công ty X

  • Đầu tháng tồn kho 100 sản phẩm A với giá 100.000đ/sản phẩm
  • Ngày 05/05/2023 nhập thêm 500 sản phẩm với giá 110.000đ/sản phẩm

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước, thì giá vốn hàng bán trong từng trường hợp dưới đây sẽ được tính như sau:

Ngày 12/05/2023, xuất 50 sản phẩm A, giá vốn trên mỗi sản phẩm được tính với giá 100.000đ theo giá tồn kho.

50 x 100.000 = 5.000.000 đ

Ngày 15/05/2023, xuất 300 sản phẩm A, giá vốn trên 50 sản phẩm được tính với giá 100.000đ theo giá tồn kho, 250 sản phẩm được tính với giá 110.000đ theo giá nhập ngày 05/05/2023.

50 x 100.000 + 250 x 110.000 = 32.500.000

>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 2.000.000đ

2.2. Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất sau

Đối với phương pháp này, giá mua hàng hóa, nguyên vật liệu được mua hoặc sản xuất sớm nhất thì sẽ được bán sau.

Thực tế phương pháp nhập trước xuất sau rất hiếm khi được sử dụng do nhược điểm của phương pháp này là việc tính giá hàng tồn kho không đáng tin cậy.

Ví dụ: Trong tháng 02/2023 công ty Y

  • Đầu tháng tồn kho 200 sản phẩm với giá 200.000đ/sản phẩm
  • Ngày 10/02/2023 nhập thêm 300 sản phẩm với giá 205.000đ/sản phẩm

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước xuất sau, thì giá vốn hàng bán trong từng trường hợp dưới đây sẽ được tính như sau:

Ngày 15/02/2023, xuất 200 sản phẩm, giá vốn trên mỗi sản phẩm được tính với giá 205.000đ theo giá của lần nhập ngày 10/02/2023.

200 x 205.000 = 41.000.000 đ

Ngày 20/02/2023, xuất 200 sản phẩm , giá vốn trên 100 sản phẩm được tính với giá 205.000đ theo của lần nhập ngày 10/02/2023, 100 sản phẩm được tính với giá 200.000đ theo giá tồn kho

100 x 205.000 + 100 x 200.000 = 40.500.000

2.3. Cách tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền

Đối với phương pháp này, giá vốn hàng bán của hàng hóa sẽ được tính bằng giá trung bình hàng hóa đó trong kỳ không tính thời điểm mua.

Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ thì giá trị trung bình cho cả kỳ. Đơn giá thực tế bình quân gia quyền cả kỳ được tính theo công thức sau:

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn thì giá vốn hàng bán sẽ thay đổi sau mỗi lần nhập hàng. Đơn giá thực tế bình quân gia quyền liên hoàn được tính theo công thức sau:

Ưu điểm của phương pháp này là tính giá vốn chính xác, thường được áp dụng trong thực tế.

Nhược điểm là cách tính toán phức tạp, dễ gây nhầm lẫn.

Giữa hai phương pháp tính giá vốn hàng bán thì phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ vẫn dễ tính toán hơn nhiều và được áp dụng nhiều hơn so với phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Tuy nhiên, phương pháp bình quân liên hoàn sẽ mang lại kết quả chính xác hơn.

Ví dụ: Trong tháng 02/2023 công ty Y

  • Đầu tháng tồn kho 200 sản phẩm với giá 200.000đ/sản phẩm
  • Ngày 05/02/2023 nhập thêm 300 sản phẩm với giá 205.000đ/sản phẩm
  • Ngày 25/02/2023 nhập thêm 300 sản phẩm với giá 210.000đ/sản phẩm

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ thì giá vốn hàng bán trong trường hợp công ty xuất bán 100 sản phẩm ngày 15/02/2023 như sau:

100 x

200 x 200.000 + 300 x 205.000 + 300 x 210.000

= 205.625.000

200+300+300

 

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn thì giá vốn hàng bán trong trường hợp công ty xuất bán 100 sản phẩm ngày 15/02/2023 như sau:

100 x

200 x 200.000 + 300 x 205.000

= 203.000.000

200+300

 

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn thì giá vốn hàng bán trong trường hợp công ty xuất bán 100 sản phẩm ngày 28/02/2023 như sau:

  • Giá trị hàng tồn kho sau lượt xuất hàng ngày 15/02/2023 là 203.000đ/sản phẩm.

Số lượng tồn kho: 200+300-100= 400 sản phẩm

  • Giá vốn hàng bán ngày 28/02/2023:

100 x

400 x 203.000 + 300 x 210.000

= 206.000.000

400+300

 

Theo dõi giá vốn hàng bán là một việc quan trọng giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, kịp thời.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn cách tính giá vốn hàng bán theo các phương pháp khác nhau. Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức để áp dụng vào kinh doanh.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Kế toán bán hàng (sales accountant) là gì? Các công việc cần làm

Quy trình kế toán bán hàng trong các mô hình doanh nghiệp

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
5154
post
Đăng nhập
x