Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Hệ thống chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính

03:10 Chiều

-

17/03/2023

Hệ thống chuẩn mực kế toán là gì?

Hệ thống chuẩn mực kế toán bao gồm nhiều chuẩn mực kế toán, đó được coi là những nguyên tắc, hướng dẫn cơ bản để kế toán thực hiện việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế theo đúng bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được viết tắt là VAS gồm 26 chuẩn mực, được ban hành thành 5 đợt từ năm 2001 đến năm 2005. Cho đến nay thì VAS được coi là không cập nhật kịp thời so với sự phát triển của nền kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Việt Nam đang có lộ trình đưa chuẩn mực kế toán quốc tế viết tắt là IFRS vào áp dụng để chuẩn hóa các chuẩn mực kế toán và đảm bảo cách ghi chép, phản ánh nghiệp vụ tương đồng với cách làm của quốc tế.

Hệ thống chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính

Hệ thống chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính

Hệ thống chuẩn mực kế toán về báo cáo tài chính

Cả 26 chuẩn mực này đều phục vụ cho kết quả cuối cùng của việc ghi chép sổ sách kế toán đó là báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những chuẩn mực đi sâu hơn về việc lập và trình bày báo cáo tài chính như chuẩn mực kế toán số 21: Trình bày báo cáo tài chính, chuẩn mực kế toán số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con, chuẩn mực kế toán số 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, chuẩn mực kế toán số 23: các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, chuẩn mực kế toán số 27: báo cáo tài chính giữa niên độ, chuẩn mực kế toán số 28: báo cáo bộ phận.

Chuẩn mực kế toán số 25

Về mặt báo cáo tài chính thì đây là chuẩn mực hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn bao gồm công ty mẹ và nhiều công ty con dưới sự kiểm soát của công ty mẹ và cách ghi nhận trình bày khoản đầu tư vào công ty con trong báo cáo tài chính hợp nhất.

Các công ty không hoạt động dưới hình thức tập đoàn thì không áp dụng chuẩn mực này.

Chuẩn mực kế toán số 22

Về mặt báo cáo tài chính thì đây là chuẩn mực hướng dẫn việc trình bày các thông tin bổ sung vào báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp là ngân hàng và các tổ chức tài chính. Do các định chế tài chính này có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nên cần các thông tin chi tiết hơn trong báo cáo tài chính.

Những doanh nghiệp không phải là ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính tương tự thì không áp dụng chuẩn mực này.

Chuẩn mực kế toán số 23

Chuẩn mực này hướng dẫn cho kế toán cách xử lý các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của năm đó.

Thông thường các doanh nghiệp thường khóa sổ và kết thúc năm tài chính, nhưng có những sự nhầm lẫn hoặc thay đổi trong năm mà kế toán chưa cập nhật kịp thời dẫn đến ảnh hưởng đến số liệu trong năm dẫn đến sai lệch số liệu khi lên báo cáo tài chính.

Nhiều doanh nghiệp dễ gặp phải tình trạng này, vì vậy, đây là chuẩn mực mà kế toán cần tìm hiểu kỹ để áp dụng.

Chuẩn mực kế toán số 27

Chuẩn mực hướng dẫn việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm báo cáo tài chính được lập theo quý và báo cáo tài chính được lập 6 tháng (nửa năm). Mục đích của việc lập báo cáo tài chính giữa niên độ để phục vụ cho việc quản lý cũng như nắm bắt thông tin của một số đối tượng đặc biệt trong doanh nghiệp. Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới hình thức tóm lược hoặc đầy đủ.

Chuẩn mực này không áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp mà chỉ áp dụng bắt buộc đối với doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoàn toàn vốn điều lệ hoặc cổ phần chi phối. Đối với các doanh nghiệp khác, không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ mà chỉ khuyến khích lập để có thông tin công khai và minh bạch.

Chuẩn mực kế toán số 28

Chuẩn mực hướng dẫn việc lập báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh.

Chuẩn mực này áp dụng bắt buộc cho doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp khác không bắt buộc áp dụng nhưng được khuyến khích áp dụng chuẩn mực này.

Các doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi trên thị trường chứng khoán cần thông tin minh bạch rõ ràng và hỗ trợ cho người mua, bán chứng khoán để họ có thể ra quyết định trên thị trường.

Ngoài ra các doanh nghiệp này cũng nắm giữ một lượng lớn vốn của cả nước nên việc công khai thông tin sẽ giúp nhà nước quản lý tốt và chặt chẽ hơn các doanh nghiệp này. Một biến động trên thị trường chứng khoán cũng có thể ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

Chuẩn mực này giúp báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin hơn cho người sử dụng.

Chuẩn mực kế toán số 21

Trong các chuẩn mực kế toán vừa nêu thì chuẩn mực kế toán số 21 là chuẩn mực cơ bản và áp dụng đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực. Kế toán cần nắm rõ chuẩn mực này để lập được báo cáo tài chính.

Nội dung chuẩn mực hướng dẫn đầy đủ nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính, kết cấu đầy đủ của một báo cáo tài chính.

Trong các chuẩn mực về báo cáo tài chính, không phải chuẩn mực nào cũng được áp dụng khi lập báo cáo tài chính. Về cơ bản, chuẩn mực kế toán số 21 là chuẩn mực chung mà mọi loại hình doanh nghiệp đều áp dụng. Các chuẩn mực khác sẽ thay đổi và áp dụng cho từng ngành và lĩnh vực đặc thù của doanh nghiệp.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Hệ thống chuẩn mực kế toán”

Hệ thống chuẩn mực kế toán việt nam (vas) Chuẩn mực kế toán theo Thông tư 200
26 chuẩn mực kế toán Việt Nam PDF Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam PDF Chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực kế toán số 01 Chuẩn mực kế toán VAS

Bài viết liên quan

Hệ thống chuẩn mực kế toán VAS mới nhất 2021

Chuẩn mực kế toán quốc tế, danh sách chuẩn mực IFRS & IAS

Có bao nhiêu chuẩn mực kế toán? Hệ thống chuẩn mực Kế Toán tại Việt Nam

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
4498
post
Đăng nhập
x