11:06 Sáng
-19/01/2023
Kế hoạch quản lý nợ là việc lên kế hoạch cân đối công nợ phải thu, công nợ phải trả và các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chính để đảm bảo nguồn tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch quản lý nợ là một phần của hoạch định tài chính doanh nghiệp. Kế hoạch quản lý nợ nhằm đảm bảo công nợ phải thu và công nợ phải trả luôn nằm ở một tỷ lệ nhất định, phù hợp với tình hình tài chính của từng doanh nghiệp. Tất cả những hoạt động này đều vì mục đích đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp lưu thông hiệu quả. Vì tiền chính là máu của doanh nghiệp, có tiền thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động.
Lấy ví dụ, một doanh nghiệp trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi nhưng doanh nghiệp đó không thể thu hồi được công nợ phải thu từ khách hàng, trong khi công nợ phải trả thì phải thanh toán ngay cho nhà cung cấp. Như vậy, dòng tiền của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng ở khoản phải thu khách hàng và nếu cứ tiếp tục như vậy thì doanh nghiệp có nguy cơ dừng hoạt động vì hết vốn, hết nguồn tiền để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế hoạch thu chi là bảng tổng hợp tất cả các khoản thu chi của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng quát về tình hình thu chi của doanh nghiệp. Từ đó, lập kế hoạch dòng tiền cho doanh nghiệp.
Kế hoạch quản lý nợ có liên quan rất lớn đến kế hoạch thu chi vì với một doanh nghiệp thì dòng tiền thu từ việc thu hồi công nợ từ khách hàng và dòng tiền chi trả công nợ nhà cung cấp sẽ chiếm một tỷ trọng lớn.
Việc quản lý công nợ phải thu bắt đầu từ thời điểm lựa chọn khách hàng. Với một doanh nghiệp, việc có doanh thu đồng nghĩa với việc có khách hàng, càng nhiều khách hàng thì càng nhiều doanh thu. Nhưng như đã nói ở trên, doanh thu không đồng nghĩa với dòng tiền. Nếu khách hàng mua hàng nhưng không thanh toán thì nó sẽ trở thành nợ xấu không thu hồi được, doanh nghiệp sẽ mất vốn. Vì vậy để quản lý công nợ phải thu, đầu tiên phải đánh giá tín dụng khách hàng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro mất vốn hoặc khó thu hồi vốn.
Sau khi đánh giá khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế. Điều khoản thanh toán và các mức phạt chậm thanh toán cần được xem xét dựa trên nhiều yếu tố như giá trị của hợp đồng, tín dụng khách hàng, khả năng xoay vòng vốn của doanh nghiệp…để đưa ra thương lượng với khách hàng. Bước này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được thời hạn thu hồi công nợ phải thu, từ đó phân loại được công nợ quá hạn thanh toán và tuổi nợ của các khoản công nợ.
Theo dõi và cập nhật liên tục việc phát sinh và thanh toán công nợ của từng khách hàng. Hàng kỳ, lập bảng dự thu các khoản công nợ phải thu và giá trị công nợ có thể thu hồi được trong kỳ dựa theo hợp đồng và tình hình thực tế phát sinh. Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi, cần làm xử lý và trích lập dự phòng, khoong đưa vào bảng dự thu hàng kỳ. Lưu ý đối với các khoản công nợ phải thu liên quan đến dịch vụ mà khách hàng trả trước cho nhiều kỳ thì cũng ghi nhận vào bảng dự thu số tiền thu được cho nhiều kỳ chứ không phân bổ số tiền. Bảng dự thu sẽ được lập ra bởi số tiền thực tế thu.
Đối với công nợ phải thu phải đánh giá tín dụng khách hàng thì đối với công nợ phải trả, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhà cung cấp. Ngoài các đánh giá về chất lượng hàng hóa dịch vụ, thái độ phục vụ khách hàng thì việc đánh giá về thời gian thanh toán và giãn nợ là yếu tố để cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp. Nhà cung cấp cho phép thời gian thanh toán dài và có thể giãn thời gian nợ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để thu hồi công nợ và quay vòng vốn của mình. Tất nhiên, những nhà cung cấp tốt sẽ đánh giá khách hàng để giao dịch, vì vậy mà doanh nghiệp phải có kế hoạch thanh toán công nợ đúng thời hạn.
Làm việc với nhà cung cấp để đảm bảo đủ hồ sơ chứng từ cho việc thanh toán. Tránh việc mất thời gian và bị quá hạn thanh toán do hồ sơ thanh toán.
Hàng kỳ, doanh nghiệp cần có bảng dự chi các khoản sẽ chi trả cho nhà cung cấp đến hạn và đầy đủ hồ sơ thanh toán. Bảng dự chi sẽ bao gồm cả các khoản đặt cọc trước để mua hàng hay các khoản trả trước cho nhà cung cấp, các khoản lãi bị phạt nếu trả chậm… Tóm lại là tất cả các khoản phải chi thực tế đều phải cho vào bảng dự chi.
Sau khi có bảng dự thu và bảng dự chi, doanh nghiệp sẽ kết hợp vào 1 bảng tổng quan về kế hoạch thu chi, xem tổng thu và tổng chi là bao nhiêu.
Nếu tổng chi lớn hơn tổng thu, doanh nghiệp phải tìm nguồn tiền để tài trợ như vay ngân hàng, giãn nợ với nhà cung cấp hoặc đề nghị khách hàng thanh toán sớm hơn với những ưu đãi nhất định…
Trong trường hợp tổng thu lớn hơn tổng chi, doanh nghiệp cần sử dụng nguồn tiền nhãn rồi như nào để không bị lãng phí nguồn tiền.
Để đảm bảo cho bảng tổng hợp thu chi thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp phải theo dõi các khoản thu chi thực tế xem có nằm trong kế hoạch hay không và thường xuyên tổng hợp lại, cần xem xét và có biện pháp đối với những khoản chi ngoài kế hoạch.
Kế hoạch quản lý công nợ là một quá trình thường xuyên và liên tục và đòi hỏi sự chỉn chu từ những bước đầu thực hiện để quản lý công nợ hiệu quả.
Phần mềm kế toán Kaike
Thực trạng nợ công 2022 |
Nợ công Việt Nam trên đầu người |
Thực trạng nợ công ở Việt Nam hiện nay | Nợ công bao nhiêu là an toàn |
Nợ công 2022 | Việt Nam nợ nước nào nhiều nhất |
Nợ công Việt Nam 2021 | Nợ công thế giới |
Quản lý nợ là gì? Quản lý công nợ phải thu và công nợ phải trả
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin dưới đây để khởi tạo tài khoản
Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại / email.
Vui lòng kiểm tra tin nhắn và nhập mã OTP vào ô bên dưới
THÔNG BÁO
Chào mừng bạn đến với Kaike!
Vui lòng điền thông tin tài khoản dưới đây