Tin cập nhật

Cập nhật chương trình khuyến mãi, tin tức thị trường, doanh nghiệp;

thông tin kế toán giúp người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng.
Đăng ký nhận tin ngay

Tin cập nhật

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất 2023 và cách lập

10:28 Sáng

-

31/08/2023

Biên bản thanh lý tài sản là một trong những loại văn bản được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp và được sử dụng khi thanh lý tài sản cố định của đơn vị mình. Mẫu biên bản thanh lý tài sản có những nội dung gì và cách lập như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất 2023 và cách lập

1. Biên bản thanh lý tài sản là gì ?

Biên bản thanh lý tài sản được dùng để làm căn cứ nhằm kế toán về việc thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp. Vì vậy biên bản thanh lý tài sản cố định là văn bản được doanh nghiệp sử dụng để phản ánh, thể hiện giá trị ban đầu của tài sản, giá trị hao mòn của tài sản trong trường hợp doanh nghiệp dư thừa tài sản, phá sản, sáp nhập…

Thanh lý tài sản cố định là việc doanh nghiệp bán các tài sản cố định của mình bởi do: Tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa, tài sản cố định lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thanh lý tài sản cố định thì doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định và Hội đồng sẽ lập Biên bản thanh lý tài sản gồm 2 bản: 1 bản giao cho bộ phận quản lý, bản còn lại giao cho phòng kế toán.

2. Nội dung của biên bản thanh lý tài sản

Khi doanh nghiệp có tài sản không phục vụ hoặc không cung cấp lợi ích cho doanh nghiệp, nếu tiếp tục sử dụng tài sản đó thì phải mất một chi phí quá lớn, hiệu quả thấp thì việc lập biên bản thanh lý là điều kiện cần thiết. Nhằm thu hẹp quy mô, phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung biên bản thanh lý tài sản bao gồm những nội dung như:

– Căn cứ lập Biên bản

– Thành lập Ban thanh lý tài sản cố định nêu rõ họ tên, chức vụ.

Nội dung bao gồm:

– Tên ký mã hiệu, cấp hạng tài sản cố định, số hiệu tài sản.

– Nguồn gốc tài sản cố định: Nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.

– Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ.

– Kết luận thanh lý.

– Kết quả thanh lý

Ban thanh lý đánh giá về những chi phí thanh lý tài sản cố định, giá trị thu hồi. Ghi giảm số tài sản cố định về những tài sản chưa được thanh lý.

Ban thanh lý TSCĐ lập biên bản thanh lý có xác nhận đầy đủ chữ ký của: Trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng, giám đốc.

3. Mẫu biên bản thanh lý tài sản theo Thông tư 133

Trong sản xuất kinh doanh, tài sản cố định là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cũng như năng lực trong sản xuất của các doanh nghiệp. Vì vậy việc cải cách, đổi mới, thanh lý những tài sản cố định không còn sử dụng nữa sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 133/2016/TT-BTC mới nhất hiện đang áp dụng. Tải về: Mẫu biên bản thanh lý tài sản tại đây

4. Một số quy định của pháp luật về tài sản cố định:

4.1. Tiêu chuẩn

Để được coi là tài sản cố định, tài sản phải thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau:

– Trong tương lai tài sản đó chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế cho chủ thể doanh nghiệp.

– Tài sản đó phải có thời hạn sử dụng trên 1 năm.

– Tài sản có nguyên giá được xác định đáng tin cậy và giá trị từ 30.000.000đ trở lên.

>> Chỉ 2.000.000đ – Tiết kiệm gấp đôi thời gian cho kế toán

4.2. Phân loại

Tài sản cố định của doanh nghiệp được phân thành 2 loại sau:

– Tài sản cố định hữu hình: Là toàn bộ những tài sản (tư liệu lao động) có hình thái vật chất, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. TSCĐ hữu hình bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải.

– Tài sản cố định vô hình: Là toàn bộ các tài sản không mang hình thái vật chất, chúng thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư. Chúng cũng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản cố định vô hình bao gồm chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế và quyền tác giả.

Như vậy, việc xác định tài sản nào là tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản. Để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Khi các cá nhân, tổ chức muốn thanh lý tài sản cố định thì cần phải lập biên bản thanh lý tài sản cố định.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn đã lập sai theo Thông tư 39

Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn điện tử đã lập mới nhất 2023

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6707
post
Đăng nhập
x