Báo cáo

Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

09:14 Chiều

-

31/10/2023

Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ dành cho doanh nghiệp mới nhất là mẫu nào? Ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ như thế nào? Sau đây Kaike xin gửi tới các bạn Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

1. Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200

Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Tải mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200 tại đây

2. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ

2.1. Nội dung

Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh.

2.2. Kết cấu  và phương pháp ghi chép

  • Cột A: Ghi số hiệu của Chứng từ ghi sổ.
  • Cột B: Ghi ngày, tháng lập Chứng từ ghi sổ.
  • Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ.

Cuối trang sổ phải cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau.

Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang.

Cuối tháng, cuối năm, kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, lấy số liệu đối chiếu với Bảng Cân đối số phát sinh.

>> Chỉ 167.000đ/THÁNG – Sở hữu ngay công cụ hỗ trợ kế toán ưu việt

3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có đặc trưng cơ bản nào?

Căn cứ tiểu mục 4 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có đặc trưng cơ bản như sau:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

  • Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
  • Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

  • Chứng từ ghi sổ;
  • Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
  • Sổ Cái;
  • Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

4. Ví dụ về mẫu ghi sổ cái cho hình thức chứng từ ghi sổ

Mẫu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Ví dụ về mẫu sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

4.1. Nội dung:

Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.

Số liệu ghi trên Sổ Cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Bảng tổng hợp chi tiết hoặc các Sổ (thẻ) kế toán chi tiết và dùng để lập Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo Tài chính.

4.2. Kết cấu và phương pháp ghi Sổ Cái:

Sổ Cái của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở một trang hoặc một số trang tùy theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít của từng tài khoản.

Sổ Cái có 2 loại: Sổ Cái ít cột và Sổ Cái nhiều cột.

Sổ Cái ít cột:

Thường được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản.

Kết cấu của Sổ Cái loại ít cột (Mẫu số S02c1-DNN)

  • Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
  • Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
  • Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
  • Cột 1, 2: Ghi số tiền ghi Nợ, ghi Có của tài khoản này.

Sổ Cái nhiều cột:

Thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể kết hợp mở riêng cho một trang sổ trên Sổ Cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng.

Kết cấu của Sổ Cái loại nhiều cột (Mẫu số S02c2-DNN)

  • Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
  • Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của Chứng từ ghi sổ.
  • Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
  • Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
  • Cột 1, 2: Ghi tổng số tiền phát sinh Nợ, phát sinh Có của tài khoản này.
  • Cột 3 đến cột 10: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ, bên Có của các tài khoản cấp 2.

4.3. Phương pháp ghi Sổ Cái:

  • Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó Chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
  • Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Cái ở các cột phù hợp.
  • Cuối mỗi trang phải cộng tổng số tiền theo từng cột và chuyển sang đầu trang sau.
  • Cuối tháng, (quý, năm) kế toán phải khóa sổ, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý, đầu năm của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản và Báo cáo tài chính.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có đặc trưng cơ bản nào?

Căn cứ tiểu mục 4 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có đặc trưng cơ bản như sau:

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

  • Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
  • Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

  • Chứng từ ghi sổ;
  • Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
  • Sổ Cái;
  • Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết

Tóm lại, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng Cân đối số phát sinh. 

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Mẫu Phiếu xuất kho 2023 mới nhất

Mẫu 01/LPMB tờ khai lệ phí môn bài năm 2023

Tổng hợp một số mẫu công văn giải trình thuế thường dùng

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
7721
post
Đăng nhập
x