Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Phân biệt khấu hao và hao mòn tài sản cố định

09:29 Sáng

-

26/07/2023

Có nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa khấu hao và hao mòn tài sản cố định. Vậy để hiểu rõ bản chất của khấu hao và hao mòn tài sản cố định, thì bài viết này Kaike sẽ cùng bạn phân biệt khấu hao và hao mòn tài sản cố định nhé.

Phân biệt khấu hao và hao mòn tài sản cố định

1. Định nghĩa khấu hao và hao mòn tài sản cố định

Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định căn cứ vào bảng trích khấu hao theo quy định của BTC.

>> Đăng ký ngay công cụ kế toán tốt nhất cho doanh nghiệp

2. Phân biệt khấu hao và hao mòn tài sản cố định

2.1. Điểm giống nhau

Hao mòn và khấu hao đều làm giảm giá trị của tài sản cố định.

Trong từng kỳ kế toán, doanh nghiệp phải tính toán và phân bổ giá trị tài sản cố định vào chi phí kinh doanh.

2.2. Điểm khác nhau

Hao mòn TSCĐ

Khấu hao TSCĐ

Là sự giảm dần giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ KHKT… trong quá trình hoạt động của TSCĐ

Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí SXKD trong thời gian sử dụng của TS

Hao mòn là hiện tượng khách quan, TS sử dụng trong quá trình SXKD sẽ bị hao mòn dưới tác động của môi trường. Hao mòn làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản

Khấu hao là biện pháp mang tính chủ quan của nhà quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản. Khấu hao là việc ghi nhận giảm giá trị của tài sản

Hao mòn là đặc tính tự nhiên của TSCĐ, giá trị của TSCĐ sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng

Khấu hao là phương pháp con người sử dụng để quy đổi tỷ lệ hao mòn ra giá trị tiền tệ. Khấu hao có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tỷ lệ hao mòn thực tế

3. Những tài sản cố định không phải trích hao mòn và khấu hao trong đơn vị, cơ quan nhà nước.

Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định trong đơn vị, cơ quan nhà nước các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn, khấu hao:

  • Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tài Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
  • Tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này, trừ tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng vào hoạt động liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
  • Tài sản cố định đang thuê sử dụng;
  • Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước;
  • Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được;
  • Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.

4. Công thức tính khấu hao và hao mòn tài sản cố định

Phân biệt khấu hao và hao mòn tài sản cố định

4.1. Công thức tính hao mòn tài sản cố định

GH=NG/T và TH=1/T

Trong đó:

  • GH: Giá trị hao mòn cơ bản bình quân hàng năm của tài sản cố định;
  • NG: Nguyên giá của tài sản cố định bao gồm giá mua thực tế phải trả, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng, các khoản thuế và lệ phí trước bạ nếu có;
  • T: Thời gian sử dụng của tài sản cố định. Được tính là thời gian tổ chức KH&CN dự kiến sử dụng tài sản cố định. Căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật, sự lạc hậu, lỗi thời của tài sản cố định do sự tiến bộ của KH&CN.
  • TH: Tỷ lệ hao mòn hàng năm của tài sản cố định.

4.2. Công thức tính khấu hao tài sản cố định

MK= NG/T và TK= MK/NG=1/T

Trong đó:

  • MK: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của tài sản cố định;
  • NG: Nguyên giá của tài sản cố định (với định nghĩa như trên);
  • T: Thời gian sử dụng của tài sản cố định (với định nghĩa như trên);
  • TK: Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định.

Trên đây là các thông tin về hao mòn và khấu hao tài sản cố định. Hy vọng thông tin đã giúp ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất

Hao mòn tài sản cố định – Khái niệm và 3 phương pháp tính

Hao mòn lũy kế là gì? Cách tính giá trị hao mòn tài sản cố định

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6258
post
Đăng nhập
x