Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

03:30 Chiều

-

30/06/2023

Cơ sở để xác định số thuế được miễn là thu nhập tính thuế, không phải thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này dẫn đến sai sót trong quá trình xác định thu nhập được miễn thuế. Theo quy định của Luật thuế thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

1. Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là khoản tiền được tính dựa trên tiền  lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh (bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng…) của cá nhân.

Ví dụ: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm: thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ đầu tư vốn.

2. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh ( bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thù lao, tiền thưởng,…và từ kinh doanh ) trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản giảm trừ theo quy định.

Ví dụ: Trong các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ kinh doanh chỉ bao gồm các khoản sau là thu nhập tính thuế: Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tất cả các lĩnh vực,…

Cách xác định thu nhập tính thuế bao gồm:

  • Bước 1: Xác định khoảng thời gian khai thuế
  • Bước 2: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế
  • Bước 3: Xác định các khoản thu nhập chịu thuế được miễn, giảm khi nộp thuế.
  • Bước 4: Xác định thu nhập tính thuế theo công thức

>> Siêu ưu đãi! Có ngay phần mềm kế toán với 2.000.000đ

3. Sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Để phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế cần phải xét các công thức như sau:

Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh của cá nhân cư trú:

                   Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản miễn, giảm trong thu nhập chịu thuế (giảm trừ gia cảnh, phụ thuộc, bản thân)

Trong đó: Thu nhập chịu thuế luôn luôn lớn hơn thu nhập tính thuế

 

– Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng, bản quyền, nhượng quyền thương mại của cả cá nhân cư trú và không cư trú

        Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – 10 triệu/lần/hợp đồng

Trong đó: 

  • Thu nhập chịu thuế luôn luôn lớn hơn hoặc bằng thu nhập tính thuế
  • Có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế. Khi thu nhập chịu thuế từ 10 triệu trở xuống thì thu nhập tính thuế luôn bằng không. Khi thu nhập chịu thuế lớn hơn 10 triệu thì thu nhập tính thuế luôn chênh lệch so với thu nhập chịu thuế 10 triệu đồng.

Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS của cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú đều giống nhau. Và thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân không cư trú.

                 Thu nhập chịu thuế = Thu nhập tính thuế

Trong đó: Thu nhập tính thuế luôn bằng thu nhập chịu thuế

4. Ví dụ về thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Ví dụ 1:

        Chị A ký hợp đồng lao động không thời hạn với công ty cổ phần B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 01/2022 như sau:

  • Lương thực tế: 30 triệu
  • Chị đóng bảo hiểm (BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) trên mức lương 20 triệu
  • Chị không có người phụ thuộc

Thu nhập tính thuế của chị A trong tháng 01/2022 được tính như sau:

  • Thu nhập chịu thuế: 30 triệu
  • Chị A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu
  • Chị đóng bảo hiểm bắt buộc = 20 triệu x (8% + 1,5% + 1%) = 2,1 triệu
  • Tổng các khoản giảm trừ = 9 triệu + 2,1 triệu = 11,1 triệu
  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản miễn giảm trong thu nhập chịu thuế => Thu nhập tính thuế = 30 triệu – 11,1 triệu = 18,9 triệu

Ví dụ 2: 

      Anh A ký hợp đồng lao động 3 năm ở Công ty X, tháng 1 năm 2023 anh A nhận được các khoản thu nhập như sau:

Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công là 24,100,000 VNĐ. Trong đó:

  • Lương cơ bản (lương tham gia bảo hiểm) là 10,000,000 VNĐ;
  • Phụ cấp ăn trưa: 800,000;
  • Phụ cấp điện thoại theo quy chế công ty: 300.000;
  • Tiền hỗ trợ xăng xe đi lại: 3,000,000;
  • Tiền thưởng: 10,000,000 VNĐ.
  • Anh A có nuôi 1 con nhỏ (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh)

Thu nhập tính thuế của anh A được tính như sau:

Bước 1: Tổng thu nhập của anh A là 24,100,000 VNĐ

Bước 2: Các khoản được miễn thuế của anh A

  • Tiền phụ cấp điện thoại: 300,000 VNĐ
  • Tiền phụ cấp ăn trưa: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH, phụ cấp ăn trưa chỉ được miễn tối đa là 730,000 VNĐ. Do đó, 800,000 – 730,000 = 70,000 VNĐ còn lại là phần thu nhập chịu thuế.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế của anh A

              Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế

          => Thu nhập chịu thuế = 24,100,000 – (300,000 + 730,000) = 23,070,000 VNĐ

Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ

  • Bản thân anh A: 11,000,000
  • Người phụ thuộc : 4,400,000 (đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 1 người con)
  • Tiền đóng bảo hiểm: 10,5% (BHXH: 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%) trên mức lương tham gia BH là: 10,000,000 = 1,050,000

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế của anh A

              Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

 => Thu nhập tính thuế = 23,070,000 – (11,000,000+4,400,000+1,050,000) = 6,620,000 VNĐ

Trên đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế, Kaike.vn hi vọng sẽ giúp người đọc tính được số thuế phải nộp chính xác dựa trên quy định cụ thể của pháp luật về thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế cho từng loại thuế cụ thể như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Cách tính thuế với mọi khoản thu nhập theo luật thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất 2023

Hướng dẫn cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp đơn giản nhất

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
5635
post
Đăng nhập
x