Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Tài sản ngắn hạn là gì? Cách tính tài sản ngắn hạn

04:56 Chiều

-

18/07/2023

Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn luôn là các yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ cũng như nắm giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

"</strong

1. Tài sản ngắn hạn là gì?

Theo định nghĩa tại điều 111, mục 2 thông tư 200/2014/TT-BTC, 

Tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Trong khái niệm trên cần lưu ý: khoảng thời gian mà tài sản ngắn hạn “có thể chuyển đổi thành tiền, bán hay sử dụng” sẽ tính theo mốc thời gian còn lại tính đến thời điểm báo cáo.

Chẳng hạn, Đầu tháng 5/2022, doanh nghiệp mua trái phiếu thời hạn 24 tháng với lãi suất 10%/năm. 

  • Đến tháng 12/2022, thời hạn đáo hạn còn lại của số trái phiếu này là 16 tháng > 12 tháng, doanh nghiệp ghi nhận đây là tài sản dài hạn
  • Đến tháng 12/2023, thời hạn đáo hạn còn lại là 4 tháng < 12 tháng, doanh nghiệp ghi nhận đây là tài sản ngắn hạn, cụ thể là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Vai trò của tài sản ngắn hạn:

Đối với các hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, các loại tài sản ngắn hạn đều mang ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng: 

Tài sản ngắn hạn được xem là một trong yếu tố tài chính quan trọng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp các hoạt động kinh doanh bị thiếu hoặc không có tài sản thì chắc chắn không thể diễn ra.

  • Thông qua việc quản lý tài sản ngắn hạn hiệu quả và khoa học sẽ giúp các hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và thu được nhiều nguồn lợi nhuận lớn trong tương lai.
  • Giúp cho doanh nghiệp gia tăng được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

2. Đặc điểm của tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn có tính chất thay đổi hình thái biểu hiện liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Vì là ngắn hạn nên nó có thể được chuyển hóa từ tiền tệ sang vật chất và ngược lại. Đặc biệt mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những hình thái về tài sản ngắn hạn là không giống nhau. Bên cạnh đó còn có một số đặc điểm khác như:

  • Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao và thời gian luân chuyển nhanh chóng
  • Tài sản ngắn hạn nhanh chóng thích nghi với sự biến động lên xuống của sản xuất và doanh số. Nguyên nhân là do những khoản đầu tư cho tài sản ngắn hạn có thể được hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không tốn kém quá nhiều chi phí.
  • Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn luôn được vận động, được chuyển hóa không ngừng để giúp cho việc sản xuất được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng.

>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 2.000.000đ

3. Tài sản ngắn hạn bao gồm những gì?

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn bao gồm:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Là toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp. 

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Là các khoản đầu tư ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh), bao gồm: Chứng khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh, các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và các khoản đầu tư khác có kỳ hạn còn lại không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Là các khoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi), như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, phải thu về cho vay và phải thu ngắn hạn khác. 

Chi phí trả trước

Một trong nhóm tài sản ngắn hạn chính là chi phí trả trước. Đây là các khoản thanh toán được trả trước do doanh nghiệp, công ty thực hiện cho các hàng hóa và dịch vụ trong tương lai. Bên cạnh đó chúng được xem là một tài sản ngắn hạn và không có giá trị quy đổi thành tiền mặt. Các chi phí trả trước vẫn là một khoản thanh toán được xử lý.

Hàng tồn kho

Là các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.

Tài sản ngắn hạn khác

Là các tài sản ngắn hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo, như chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT còn được khấu trừ, các khoản thuế phải thu, giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.

Công thức tính tài sản ngắn hạn:

Là cách tổng hợp của toàn bộ những loại tài sản mà có khả năng được quy đổi ra thành tiền trong khoảng 1 năm. Ví dụ như nhìn vào một bảng cân đối có thể đo lường được như sau:

Tài sản ngắn hạn = C + CE + I + AR + MS + PE + OLA

Trong đó:

C= Tiền mặt

CE= Khoản ngang với tiền

I= Hàng tồn kho

AR= Khoản cần thu hồi

MS= Chứng khoán đầu tư

PE= Những khoản phí thanh toán trước

4. Cách tính tài sản ngắn hạn trong báo cáo tài chính

Đối với việc tính giá tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp, các nhân viên kế toán cần chú ý những điều sau.

  • Việc tính giá của tài sản ngắn hạn chỉ tiến hành tính giá tiền khi tài sản là ngoại tệ. Vì trong trường hợp này, tài sản được coi như một loại hàng hóa đặc biệt mà các đơn vị có thể thực hiện các giao dịch mua bán.
  • Ngoài ra, với các khoản thu ngắn hạn cũng không tiến hành công tác tính giá của tài sản ngắn hạn. Nhưng trong những trường hợp thu hồi các khoản phải thu khó đòi, các kế toán cần phải lập dự phòng để không phản ánh cao hơn giá trị thực tế có thể có của tài sản.

Hiện nay, tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường phải chi ra để sử dụng trong các hoạt động mua sắm, bảo trì các thiết bị; máy móc.

Cùng với đó là việc mua sắm nguyên liệu, hàng hóa nhằm mục đích sử dụng cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, tài sản ngắn hạn có thể coi như một điều kiện tiên quyết của tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp nếu có khối lượng tài sản ngắn hạn đủ sẽ đảm bảo được các hoạt động kinh doanh cũng như quyết định được quy mô phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

5. Phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn

"</p

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy có nét giống nhau, nhưng tiêu chí hoạt động thì cả hai đều khác nhau.

Tiêu chí hoạt động

Tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn

Thời hạn

Thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc thuộc các loại tài sản thu hồi.

Thời hạn không được quá 12 tháng hoặc thuộc nhóm tài sản có thể bán được.

Tính thanh khoản

Gây khó khăn trong việc chuyển thành khoản tiền xác định và tồn tại nhiều rủi ro biến động về giá.

Tính thanh khoản thấp và thời gian luân chuyển dài.

Khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các khoản tiền xác định và hầu như ít có rủi ro về giá.

Tính thanh khoản cao, thời gian luân chuyển nhanh chóng.

Mục đích sử dụng

Được kỳ vọng mang lại lợi ích cho tương lai dài hạn.

Luôn vận động và chuyển hóa không ngừng giúp doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất kinh doanh liên tục.

Tính thích nghi

Khó thích nghi với những sự thay đổi, biến động về giá của hoạt động sản xuất kinh doanh

Dễ dàng thích nghi với mọi sự thay đổi sản xuất kinh doanh.

Có thể nói bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc về tài sản ngắn hạn là gì và cũng cho thấy tầm quan trọng của tài sản ngắn hạn trong toàn bộ quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, đây còn được xem là một trong các điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh bền vững. 

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan: 

Cách tính khấu hao tài sản cố định

Tải về mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất năm 2023

Hướng dẫn xem giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6153
post
Đăng nhập
x