Báo cáo

Thuế vãng lai là gì? Khi nào phải nộp thuế vãng lai và cách tính?

10:34 Sáng

-

20/09/2023

Trong hệ thống thuế, thuế vãng lai đóng góp trong việc tăng cường nguồn thu ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, thuế vãng lai không áp dụng cho tất cả mọi đối tượng trong nền kinh tế. Vậy thuế vãng lai là gì? Khi nào phải nộp và cách tính thuế vãng lai như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thuế vãng lai là gì? Khi nào phải nộp thuế vãng lai và cách tính?

1. Thuế vãng lai là gì?

Thuế vãng lai là loại thuế giá trị gia tăng phát sinh khi người nộp thuế có hoạt động xây dựng, lắp đặt trong ngành xây dựng, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản  mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh, nơi diễn ra các hoạt động đó.

Người nộp thuế vãng lai sẽ phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo một tỉ lệ (%) nhất định trên doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng. Số thuế này được nộp cho cơ quan thuế địa phương nơi thực hiện các hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản.

Lưu ý: không phải mọi giao dịch xây dựng, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản đều thuộc đối tượng nộp thuế vãng lai. Mà đối tượng nộp thuế vãng lai được quy định theo pháp luật, sẽ được trình bày ở phần sau.

2. Khi nào phải nộp thuế vãng lai?

Thuế vãng lai là gì? Khi nào phải nộp thuế vãng lai và cách tính?

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 thông tư số 26/2015/TT-BTC:

“Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.”

Nếu người nộp thuế phát sinh hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh không phân biệt giá trị thì phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.

Ví dụ 1:

Công ty A có trụ sở ở Hà Nội, ký kết một hợp đồng với công ty B là chủ đầu tư về hoạt động tư vấn, giám sát công trình xây dựng tại Hải Phòng. Công ty A không phải kê khai và nộp thuế vãng lai trong trường hợp này.

Ví dụ 2:

Công ty A có trụ sở ở Hà Nội, ký kết một hợp đồng với công ty B là chủ đầu tư để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó bao gồm cả hoạt động tư vấn, giám sát, thiết kế) Hải Phòng. Giá trị công trình bao gồm cả thuế giá trị gia tăng là 1 tỷ đồng. Công ty A phải kê khai và nộp thuế vãng lai tại Hải Phòng.

Ví dụ 3:

Công ty A có trụ sở ở Hà Nội, ký kết một hợp đồng với công ty B là chủ đầu tư để thực hiện công trình được xây dựng (trong đó bao gồm cả hoạt động tư vấn, giám sát, thiết kế) Hải Phòng. Giá trị công trình bao gồm cả thuế giá trị gia tăng là 900 triệu đồng. Công ty A không phải kê khai và nộp thuế vãng lai tại Hải Phòng trong trường hợp này.

Ví dụ 4:

Công ty A có trụ sở tại Hà Nội mua 15 căn nhà thuộc một dự án ở Đà Nẵng. Công ty A bán lại cho công ty B. Trường hợp này, công ty A phải kê khai và nộp thuế vãng lai ở Đà Nẵng.

3. Cách tính thuế vãng lai

Người nộp thuế phát sinh hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh thì:

>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 167.000đ/THÁNG

4. Các trường hợp được miễn thuế vãng lai

4.1. Bán hàng giao đến công trình ngoại tỉnh

Ví dụ: Công ty A có trụ sở ở Hà Nội bán xi măng cho công ty B có trụ sở tại Hưng Yên. Theo hợp đồng, xi măng sẽ được giao cho công trình của công ty B tại Hưng Yên. Hoạt động này của công ty A không được coi là hoạt động vãng lai và không phải kê khai, nộp thuế vãng lai tại Hưng Yên.

4.2. Công việc sửa chữa máy móc ngoại tỉnh

Ví dụ: Công ty A có trụ sở ở Hà Nội sửa chữa máy móc cho công trình của công ty B tại Hưng Yên. Hoạt động này của công ty A không được coi là hoạt động vãng lai và không phải kê khai, nộp thuế vãng lai tại Hưng Yên.

4.3. Bán hàng tại các kho ngoại tỉnh

Ví dụ : Công ty A có trụ sở ở Hà Nội và kho hàng ở Bình Dương không có chức năng kinh doanh. Khi công ty A xuất bán hàng ở kho Bình Dương cho khách hàng thì công ty A không phải kê khai và nộp thuế vãng lai tại Bình Dương.

4.4. Hoạt động cho thuê máy móc 

Ví dụ: Công ty A có trụ sở ở Hà Nội cho công ty B thuê máy móc tại công trình của công ty B tại Hưng Yên. Hoạt động này của công ty A không được coi là hoạt động vãng lai và không phải kê khai, nộp thuế vãng lai tại Hưng Yên.

4.5. Hoạt động xây dựng công trình dưới 1 tỷ đồng

Với hoạt động xây dựng công trình dưới 1 tỷ đồng thì không thuộc đối tượng được miễn thuế vãng lai. Tuy nhiên, không áp dụng với trường hợp chuyển nhượng bất động sản, tức là chuyển nhượng bất động sản có giá trị dưới 1 tỷ đồng thì vẫn phải áp dụng thuế vãng lai.

Hi vọng, qua bài viết này, các bạn có thể có thêm thông tin về thuế vãng lai, cách tính cũng như các trường hợp được miễn thuế vãng lai để áp dụng vào công việc.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan: 

Tổng hợp các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất

Giấy chứng nhận đăng ký thuế là gì? Phải đăng ký thuế khi nào?

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận sau thuế mới nhất?

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
7073
post
Đăng nhập
x