Báo cáo

Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam

10:49 Sáng

-

31/07/2023

Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc từ các cá nhân và pháp nhân cho Nhà nước với mức độ và thời hạn khác nhau được pháp luật quy định, phục vụ cho mục đích chi tiêu và hình thành ngân sách của nhà nước. Vậy cụ thể có những loại thuế nào đang hiện hành tại Việt Nam? Hãy cùng xem bài viết này của Kaike nhé.

Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam

1. Thuế và tác dụng của thuế

1.1 Thuế là gì

Thuế là khoản nộp bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…

1.2 Vai trò của thuế

Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong đời sống, cụ thể:

  • Thuế được dùng để tăng thu nhập vào NSNN, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội về các đối tượng theo chính sách. Đồng thời, thuế góp phần làm nguồn lực xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất công cộng, phục vụ cho người dân.
  • Thuế được dùng để hỗ trợ việc cân bằng khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội vì người phải nộp nhiều loại thuế hơn hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn mức quy định chịu thuế của pháp luật.
  • Việc đóng thuế giúp tăng trưởng phát triển kinh tế, xã hội của người dân, thúc đẩy nguồn nhân lực, hiệu suất làm việc tăng lên, đảm bảo công bằng xã hội.
  • Ngoài ra, việc nộp thuế yêu cầu cá nhân, tổ chức kê khai xác nhận các khoản và nguồn thu nhập phải hợp pháp nên đảm bảo sự minh bạch, công bằng.

>> Siêu ưu đãi! Có ngay phần mềm kế toán với 2.000.000đ

2. Đặc điểm của thuế là gì?

2.1. Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc vào Ngân sách nhà nước

Thuộc tính cơ bản của thuế là tính bắt buộc vì bất kỳ tổ chức hay cá nhân đều cần nộp thuế, cần phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của nhà nước.

Tính chất bắt buộc của thuế thể hiện ở việc người nộp thuế dù có muốn hay không, một khi đủ điều kiện nộp thuế cho Ngân sách nhà nước thì sẽ buộc phải nộp bằng những hình thức phù hợp.

Ngoài ra, việc cơ quan có thẩm quyền thu thuế đại diện cho nhà nước cũng thể hiện tính chất bắt buộc của thuế. Các cơ quan quản lý thuế phải thực hiện nghĩa vụ thu thuế đúng, đủ chủ thể và bình đẳng giữa người nộp thuế.

2.2. Thuế là khoản đóng góp có tính chất quyền lực

Nhà nước định ra việc thu thuế bởi vì 90% nguồn thu của ngân sách nhà nước chính là từ thuế. Nếu không có thuế, nhà nước sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động hay thực hiện chức năng của mình.

Với vai trò như vậy, việc thu thuế được đảm bảo thực hiện bằng nhiều cơ quan quyền lực như tổng cục thuế và cơ quan thuế địa phương. Người nộp thuế không thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.3. Thuế không mang tính đối giá hay hoàn trả trực tiếp

Người nộp thuế (NNT) đủ điều kiện nộp thuế theo Pháp luật, cho dù đã nhận được lợi ích công cộng nào hay chưa thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp, nộp vào ngân sách nhà nước.

Sau đó, Nhà nước dùng ngân sách đó chi tiêu cho mục đích phục vụ cộng đồng, trong đó có người nộp thuế.

2.4. Thuế là khoản đóng góp có tính chất vĩnh viễn

NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, khác với việc cho nhà nước vay tiền nên không có nghĩa vụ hoàn trả, bởi vì nguồn thu từ thuế được nhà nước dùng để phục vụ an sinh, xã hội.

3. Các loại thuế phổ biến hiện nay

Các loại thuế hiện hành tại Việt Nam

3.1.Thuế môn bài

Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN.

3.2. Thuế giá trị gia tăng

Là 1 loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng.

3.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt 

Là 1 loại thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng nhất định mà doanh nghiệp sản xuất hoặc thu trên giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu đối với 1 số mặt hàng nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế: kinh doanh dịch vụ, 1 số sản phẩm và 1 số mặt hàng nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối tượng nộp thuế: đối tượng kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá chịu thuế TTĐB. Mối mặt hàng chịu thuế TTĐB chỉ chịu thuế 1 lần, đối với những mặt hàng nhập khẩu, khi nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB thì khi bán ra không phải nộp thuế TTĐB nữa.

3.4. Thuế Xuất nhập khẩu 

Là loại thuế trực thu, tính trực tiếp trên trị giá các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đối tượng chịu thuế là các hàng hoá XNK của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước XNK qua biên giới Việt Nam.Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân XNK các hàng hóa thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế XNK.

3.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp 

Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của DN. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.

3.6. Thuế thu nhập cá nhân

Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.

3.7. Thuế tài nguyên

Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quy định.

Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như VLXD tự nhiên.

Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức, cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo quy định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá quy định của Nhà nước.

3.8. Thuế trước bạ

Là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó. Có thể hiểu đơn giản rằng, khi ai đó muốn đi đăng ký quyền sở hữu tài sản của mình thì thường sẽ phải nộp thêm một khoản phí gọi là phí trước bạ cho cơ quan mà họ tới đăng ký. 

Ví dụ: khi bạn mua xe máy thì bắt buộc phải nộp lệ phí trước bạ để có thể đăng ký quyền sở hữu xe.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến thuế mà Kaike tổng hợp lại gửi đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ về các loại thuế hiện hành theo đúng quy định của pháp luật.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Mã số thuế công ty là gì? Đăng ký như thế nào?

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6367
post
Đăng nhập
x