Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Cách xây dựng thang bảng lương năm 2023 mới nhất

05:10 Chiều

-

20/10/2023

Thang bảng lương được doanh nghiệp xây dựng để làm căn cứ trong việc trả lương cho người lao động (NLĐ). Việc xây dựng thang bảng lương cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Vậy cách xây dựng thang bảng lương được quy định như thế nào? Kaike sẽ làm rõ điều này qua bài viết dưới đây.

Cách xây dựng thang bảng lương năm 2023 mới nhất

1. Quy định về thang bảng lương

Thang lương là các bậc lương được thiết kế làm cơ sở trả lương cho người lao động. Đây là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp điều tiết chi phí trả lương cho nhân viên.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019:

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương và định mức lao động. Đây là cơ sở để tuyển dụng, thỏa thuận mức lương theo công việc trong hợp đồng lao động.
  • Mức lao động là mức trung bình đảm bảo số đông người lao động thực hiện được.
  • Khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động cần phải có sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì không cần xin tham khảo ý kiến.
  • Thang lương, bảng lương và mức lao động được ban hành phải được doanh nghiệp công bố công khai tại nơi làm việc trước khi bắt đầu thực hiện.

Lưu ý: Người sử dụng lao động không cần nộp thang lương, bảng lương cho Phòng LĐ – TB&XH, doanh nghiệp tự lưu và giải trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 167.000đ/THÁNG

2. Cách xây dựng thang bảng lương

Trước khi tiến hành xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định sau:

  • Các doanh nghiệp phải xây dựng ít nhất 2 bậc lương. Người lao động đủ điều kiện nâng bậc lương sẽ tăng lên 1 bậc. Hiện nay, các doanh nghiệp thường xây dựng từ 5 – 15 bậc lương. Khoảng cách giữa các bậc lương sẽ được xác định dựa theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tùy thuộc vào công việc hoặc chức danh, doanh nghiệp cần phân ra các nhóm khác nhau để áp dụng bậc lương khác nhau.
  • Đối với bậc 1 mức lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. 

Mức lương khởi điểm của công việc là mức lương được ghi nhận trong hợp đồng lao động. Mức lương này dựa trên khối lượng công việc, chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm. 

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 quy định cụ thể mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng thêm. Cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

 

Đối với lao động đã qua đào tạo, quy định hiện hành không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động đã qua đào tạo cao hơn ít nhất 7%. Theo đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động trước đó có ký hợp đồng lao động mà có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được nhận lương cao hơn 7% so với mức tối thiểu vùng” thì người sử dụng lao động phải tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, cơ quan BHXH vẫn khuyến nghị doanh nghiệp vẫn nên trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua đào tạo để đảm bảo an toàn pháp lý.

Đối với công việc, chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Chức danh, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% với chức danh, công việc tương đương nhưng làm việc trong điều kiện bình thường.

Tính từ ngày 01/01/2021, theo Bộ luật Lao động 2019, quy định về khoảng cách tối thiểu 5% giữa các bậc lương liền kề đã không còn bắt buộc. Do đó, doanh nghiệp được có quyền tự do quyết định khoảng cách giữa các bậc lương để phù hợp với tình hình thực tế và hiệu suất làm việc trong tổ chức.

Ví dụ về thang bảng lương:

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, thuộc khu vực vùng I. Mức lương tối thiểu vùng khu vực này là 4.680.000 đồng/ tháng.

Mức lương thấp nhất phải trả cho nhân viên lao động, tạp vụ (Bậc I) là: 4.680.000 đồng/tháng.

Theo quy định thì khoảng cách giữa các bậc liền kề phải bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, phát triển tài năng, tích lũy kinh nghiệm nhưng ít nhất phải bằng 5%.

Cụ thể: Bậc I là 4.6800.000 thì bậc II là: 4.680.000 + (4.680.000 x 5%) = 4.914.000 đồng/tháng, bậc III là 4.914.000 + (4.914.000 x 5%) = 5.159.700 đồng/tháng

Cách xây dựng thang bảng lương năm 2023 mới nhất

3. Mẫu thang bảng lương năm 2023

Tải mẫu thang bảng lương năm 2023 tại đây

4. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2023

Căn cứ Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2023 được thực hiện như sau:

(i) Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
(ii) Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
(iii) Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Trên đây là chi tiết nội dung quy định về thang bảng lương năm 2023. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc xây dựng thang bảng lương.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội

Chính Sách Tiền Lương và Bảo Hiểm từ Tháng 10/2022

Cách hạch toán lương và các khoản trích theo lương 2023

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
7642
post
Đăng nhập
x