Góc kế toán

Chia sẻ kiến thức kế toán - tài chính, kế toán quản trị giúp người đọc nắm bắt và cập nhật các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất. Đăng ký nhận tin ngay

Góc kế toán

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo quy định mới năm 2023

05:08 Chiều

-

14/08/2023

Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp. Việc mua sắm và sử dụng tài sản cố định cũng cần tuân theo các quy định của pháp luật. Vậy các điều kiện liên quan đến việc ghi nhận tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định như thế nào? Hãy cùng Kaike tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo quy định mới năm 2023

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo quy định mới năm 2023

1. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo thông tư nào?

Theo điều 3 thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, quy định rõ về điều kiện đối với tài sản cố định.

Theo đó, có 2 loại tài sản cố định là hữu hình và vô hình.

2. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo quy định mới năm 2023

Điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo quy định mới năm 2023

 

2.1 Tài sản cố định hữu hình là gì?

Khái niệm về tài sản cố định hữu hình được quy định rõ trong điều 2 thông tư 45/2013-BTC.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể, tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất của mình.

Những tài sản cố định hữu hình trong thực tế mà doanh nghiệp sở hữu đó là nhà xưởng, máy móc, thiết bị quản lý, phương tiện vận tải…

2.2 Điều kiện ghi nhận 

Một tài sản đảm bảo đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì mới đủ điều kiện để được coi là tài sản cố định hữu hình:

  • Tài sản đó phải chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản đó.
  • Tài sản đó phải có thời gian sử dụng trên 1 năm
  • Tài sản phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên và được xác định một cách đáng tin cậy.

Lưu ý khi ghi nhận tài sản cố định hữu hình gồm nhiều thành phần, bộ phận khác nhau cấu tạo nên tài sản đó. Những bộ phận này có kết cấu riêng rẽ để thực hiện một hay nhiều chức năng chung của tài sản cố định hữu hình. Nhưng nếu thiếu một bộ phận thì cả hệ thống tài sản cố định không thể thực hiện được thì cả hệ thống này được ghi nhận là một tài sản cố định.

Tuy nhiên, nếu các bộ phận này hoạt động độc lập và không ảnh hưởng đến cả hệ thống tài sản cố định khi thiếu nó thì có thể ghi nhận mỗi bộ phận là một tài sản cố định riêng nếu chúng thỏa mãn đồng thời cả ba điều kiện của tài sản cố định hữu hình.

2.3 Ví dụ 

  • Doanh nghiệp mua một dây chuyền máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên giá của dây chuyền này được xác định là 1 tỷ đồng, thời gian sử dụng theo ước tính của nhà cung cấp là 20 năm.

Vậy dây chuyền này được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình do đáp ứng đủ ba điều kiện của tài sản cố định hữu hình.

  • Nếu dây chuyền của doanh nghiệp bao gồm dây chuyền sản xuất và dây chuyền đóng gói. Giả sử hai dây chuyền này hoạt động độc lập không phụ thuộc vào dây chuyền còn lại và mỗi dây chuyền có nguyên giá là 500 triệu thì mỗi dây chuyền có thể được ghi nhận riêng là một tài sản cố định hữu hình.
  • Doanh nghiệp mua một máy tính xách tay, nguyên giá là 40 triệu đồng, thời gian sử dụng ước tính là 5 năm. Máy tính được mua riêng cho người thân của Giám đốc sử dụng tại gia đình, không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, dù tài sản này thỏa mãn điều kiện về nguyên giá và thời gian sử dụng nhưng không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên cũng không được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình.

3. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

3.1 Tài sản cố định vô hình là gì?

Khái niệm về tài sản cố định vô hình được quy định rõ trong điều 2 thông tư 45/2013-BTC.

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng chi phí doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn các điều kiện ghi nhận của tài sản cố định hữu hình nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những tài sản cố định vô hình trong thực tế mà doanh nghiệp sở hữu đó là bằng phát sinh, bằng sáng chế, quyền sử dụng đất,…

>> Trải nghiệm ngay công cụ hỗ trợ kế toán và nhà quản trị

3.2 Điều kiện ghi nhận 

Với các chi phí của doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai và muốn được ghi nhận là tài sản cố định vô hình thì những chi phí đó đồng thời phải thỏa mãn bảy điều kiện theo khoản 2 điều 3 thông tư 45/2013-BTC để chứng minh được khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai của những chi phí để hình thành tài sản.

3.3 Ví dụ 

  • Chi phí đào tạo nhân viên, chi phí chuyển địa điểm doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình.
  • Các chi phí đã chi ra liên quan đến quyền sử dụng đất như tiền chi ra để có được quyền sử dụng đất, tiền đền bù giải phóng mặt bằng đều được ghi nhận vào tài sản cố định vô hình.

Trên đây bài viết đã trình bày các điều kiện để ghi nhận tài sản cố định hữu hình và vô hình cùng những ví dụ cụ thể. Hy vọng, bạn có thể áp dụng các điều kiện để phân biệt được các tài sản trong doanh nghiệp và quản lý hiệu quả.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan: 

Cách tính khấu hao tài sản cố định

Phân biệt khấu hao và hao mòn tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình là gì? Cách phân loại và hạch toán

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6536
post
Đăng nhập
x