Bán hàng

Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chi tiết

02:19 Chiều

-

19/07/2023

Giá vốn hàng bán là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp. Bởi vì chỉ cần hiểu được giá vốn hàng bán và cách tính toán giá vốn hàng bán là có thể giúp việc điều hành doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bài dưới đây là tất tần tật kiến thức về giá vốn hàng bán hàng mà người làm kinh doanh cần phải nắm rõ.

Giá vốn hàng bán và các vấn đề liên quan

1. Giá vốn hàng bán là gì 

Giá vốn hàng bán là một chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị.

2. Giá vốn hàng bán gồm những gì?

Giá vốn hàng bán bao gồm: các khoản chi phí để mua thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất; chi phí nguyên liệu, vật liệuđầu vào; chi phí sản xuất, lương nhân công; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí vận chuyển hàng hóa.

Mỗi doanh nghiệp tùy vào hình thức kinh doanh hay hợp đồng với đơn vị khác sẽ có những cách thức định nghĩa về giá vốn khác nhau:

Doanh nghiệp sản xuất ( sản xuất sản phẩm trực tiếp) sẽ có giá vốn hàng bán cao hơn do chi phí của các nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm.

Doanh nghiệp thương mại  (nhập hàng hóa của bên khác về bán) thì giá vốn hàng bán sẽ bao gồm hết những chi phí nhập hàng về đến khi hàng về kho như: giá nhập hàng từ bên cung cấp, chi phí vận chuyển hàng hóa từ đơn vị cung cấp về kho, bảo hiểm hàng hóa, các loại thuế.

>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 2.000.000đ

3. Quy trình luân chuyển giá chứng từ vốn hàng bán

3.1. Chứng từ hạch toán giá vốn

  • Hợp đồng kinh tế
  •  Hoá đơn GTGT
  • Phiếu Nhập kho
  • Phiếu Xuất kho
  • Bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn và các chứng từ sổ sách có liên quan.
  • Mẫu hợp đồng kinh tế tại công ty.

3.2. Trình tự luân chuyển 

  • Nhà cung cấp thực hiện việc xuất bán hàng hóa, xuất phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT cho công ty
  • Tại kho: Thủ kho có trách nhiệm quản lý trực tiếp hàng hóa trong kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho hàng hóa, ghi số lượng hàng hóa nhập xuất vào thẻ kho.
  • Tại phòng kế toán: Khi nhận được các chứng từ nhập xuất hàng hóa được thủ kho chuyển lên, hóa đơn GTGT từ nhà cung cấp kế toán tiến hành kiểm tra và nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tính ra giá vốn hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập. Cuối tháng căn cứ vào đó để lập Báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa, đồng thời kế toán in sổ sách cần thiết như sổ nhật ký chung, sổ cái.
  • Khách hàng sau khi thống nhất giá mua và nhận hợp đồng kinh tế từ phòng kinh doanh tiến hành ký kết hợp đồng. Khi đó thủ kho lập phiếu xuất kho và xuất hàng cho khách hàng, đồng thời kế toán xuất hóa đơn GTGT gửi cho khách hàng. Kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào phần mềm kế toán để hạch toán giá vốn cho hàng đã bán.

Tham khảo quy trình luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán trong hình dưới đây:

Giá vốn hàng bán và các vấn đề liên quan

4. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán

4.1 Tính theo phương pháp FIFO – Nhập trước, xuất trước

Giá vốn hàng bán và các vấn đề liên quan

 Công thức tính giá vốn bán hàng FIFO (nhập trước, xuất trước)

Theo chuẩn mực kế toán số 02, phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. 

Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Công thức tính giá vốn theo phương pháp FIFO thường được dùng để tính các mặt hàng có hạn sử dụng, các cửa hàng điện máy, điện thoại, máy tính thường sử dụng. Còn trong các mô hình tạp hóa bán bán lẻ rất hiếm sử dụng bởi vì các giữ liệu tính toán rắc rối và phức tạp.

Ví dụ: Tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/N của công ty A như sau

  • Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg
  • Tình hình xuất nhập trong kỳ:

Ngày 05/1/N : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg

Ngày 10/1/N: Xuất 21.000 kg NVL X

Ngày 15/1/N: Nhập 15.000 kg NVL X đơn giá 8.300 đồng

Ngày 25/1/N: Xuất 8.000 kg NVL X

Đơn giá xuất được tính như sau:

Ngày 10/1/N xuất 21.000 kg

Đơn giá xuất  : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200

=> Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng

Ngày 25/1/N xuất 8.000 kg

Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300

Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng.

4.2. Công thức tính theo LIFO (nhập sau xuất trước)

Giá vốn hàng bán và các vấn đề liên quan

Cách tính giá vốn bán hàng LIFO (nhập sau xuất trước)

Trái ngược với FIFO, LIFO dựa theo nguyên lý nhập sau xuất trước. Tức là những mặt hàng nào mới nhập về sẽ là thứ đầu tiên được xuất đi. Hàng hóa mới nhất thêm vào kho sẽ được bán trước. Trong thời kỳ giá cả tăng cao, hàng hóa có chi phí cao hơn được bán trước, dẫn đến giá vốn hàng bán cao hơn. Theo thời gian, thu nhập ròng có xu hướng giảm dần.

Ví dụ: Tình hình nhập xuất trong tháng 2/2022 của công ty A

  • Đầu tháng 2/2022 tồn kho 5 cái áo giá 200.000/cái
  • 1/2/2022 nhập thêm 20 cái áo giá 220.000/cái
  • Ngày 15/2/2022:
  •  Nhập thêm 10 cái áo giá 230.000/cái
  • Xuất 20 cái áo
  • Ngày 27/2/2022 xuất 10 cái áo

Áp dụng công thức tính LIFO, ta được giá vốn hàng bán:

  • Ngày 15/2/2022 xuất kho 10 x 230.000 + 10 x 220.000 = 4.500.000đ
  • Ngày 27/2/2022 xuất kho 10 x 220.000 = 2.200.000đ

 4.3 Tính theo bình quân gia quyền

Công thức tính giá vốn hàng bán bằng công thức bình quân gia quyền thường được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh. Giá vốn hàng bán sẽ được tính như sau:

MAC = (A + B)/ C

Với:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Giá MAC trước nhập * Tồn kho trước nhập
  • B: Giá trị kho nhập mới = Giá nhập kho đã phân bổ chi phí * Tồn nhập mới
  • C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

Ví dụ: Một doanh nghiệp nhập xuất hàng hóa trong quý 1 như sau:

Lần thứ nhất: Doanh nghiệp nhập 1000kg nguyên liệu X với giá 1000 đồng/kg

Lần thứ hai: Doanh nghiệp nhập thêm 3000kg nguyên liệu X với giá 1200 đồng/kg

Vậy theo công thức, đơn giá trung bình của 1kg nguyên liệu X trong quý 1 = (1000 x 1000 + 3000 x 1200) / (1000 + 3000) = 1150 đồng/kg.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về khái niệm giá vốn hàng bán là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Hi vọng sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức thiết thực và giúp bạn đọc áp dụng thành công trong kinh doanh.

pc

Phần mềm kế toán Kaike

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán
& Nhà quản trị

Nền tảng hỗ trợ đắc lực cho Kế toán & Nhà quản trị

check Tiết kiệm 75% thời gian nhập liệu

check Giảm thiếu tối đa sai sót số liệu kế toán

check Cập nhật chế độ kế toán ban hành tự động, nhanh chóng

check Tự động lập báo cáo kế toán và báo cáo quản trị

Các bài viết liên quan:

Giá vốn hàng bán là gì? Các cách tính giá vốn hàng bán

Vốn lưu động là gì? Nằm ở đâu trong bảng cân đối kế toán

Vốn điều lệ là gì? Doanh nghiệp nhỏ cần bao nhiêu vốn điều lệ?

https://kaike.vn/wp-content/themes/home
6162
post
Đăng nhập
x